Cách kích thích ăn uống cho trẻ sơ sinh biếng ăn

0
1338

Sữa mẹ là nguồn thuốc bổ tự nhiên dành cho trẻ sơ sinh đặc biệt là những trẻ sơ sinh biếng ăn và suy dinh dưỡng. Bởi vì trong sữa mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm: đường, chất béo, đạm, nước… Do vậy, nếu trẻ sơ sinh biếng ăn, lười bú, bú ít hoặc thậm chí là không chịu bú kéo dài sẽ để lại nhiều hậu quả như cơ thể bé trở nên ốm yếu, kém phát triển do thiếu chất dinh dưỡng. Đồng thời, mẹ sẽ gặp tình trạng tắc tia sữa, trẻ bú ngày một ít khiến lượng sữa cũng giảm theo và cuối cùng, mẹ không còn sữa cho con.

Ngoài việc cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cho bé sữa mẹ còn là nguồn kháng thể giúp bé tăng cường chất đề kháng cho cơ thể làm giảm các nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tai và một số bệnh dị ứng như hen suyễn, chàm, sữa mẹ còn giúp làm giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường và bệnh bạch cầu ở trẻ em.

Để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh lười bú, điều quan trọng nhất là mẹ phải biết được nguyên nhân đến từ đâu để có hướng giải quyết nhanh chóng.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh biếng ăn

Trẻ bị bệnh

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non yếu và rất dễ nhiễm bệnh đặc biệt là các bệnh về hô hấp: ho, ngạt mũi, nghẹt mũi… Do vậy, việc bú sữa mẹ cũng trở nên khó khăn hơn và nó có thể khiến bé khó chịu và không thèm bú mẹ nữa. Việc làm lúc này là mẹ cần nhỏ nước muối sinh lý và massage mũi cho bé để mũi thông thoáng hơn nếu không đỡ hoặc biểu hiện của bé ngày càng nặng thì mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ chuyên gia để khắc phục kịp thời.

Thêm nữa, khi vi khuẩn tân công vào khoang miệng của bé sẽ gây tình trạng tưa lưỡi, đen miệng khiến cho bé lười bú hơn bởi vì khi này bé không cảm nhận được hương vị ngọt ngào của sữa mẹ. Vì vậy mẹ cần vệ sinh miệng cho bé thường xuyên để tránh bị vi khuẩn xâm nhập.

Trẻ không được ở gần mẹ thường xuyên

Nhiều trường hợp khi sinh xong mẹ không được gần gũi con thường xuyên có thể là do điều trị bệnh hoặc là do mẹ phải trở lại với công việc khá sớm làm cho bé quen với công việc bú bình nên bé sẽ lười bú mẹ hơn. Vì vậy, mẹ cần cố gắng cho bé bú bất cứ khi nào bé cần và nên kiên trì bé sẽ quen với việc bú mẹ.

Dòng sữa mẹ về không đều

Sữa nhiều quá hoặc sữa ít quá cũng khiến cho trẻ khó chịu khi bú. Khi mà sữa xuống nahnh quá và nhiều quá sẽ làm cho bé bị sặc và khiến cho bé thấy sợ và không thích bú mẹ nữa. Khi nhận thấy sữa về nhiều mẹ có thể dùng 2 ngòn tay kẹp sơ đầu vú để giảm lượng sữa.

Còn trường hợp sữa ít quá không đủ để bé bú cũng khiến cho bé dễ cáu gắt và chán nản. Để gọi sữa về mẹ hãy chuyển con sang bú bên còn lại hoặc xoa bóp nhẹ nhàng để sữa về đều hơn.

Đầu vú mẹ quá to

Đầu vú mẹ quá to khiến cho bé không thể ngậm một cách thoải mái hoặc là đầu vú bị quá ngắn hoặc bị tụt vào cũng khiến cho bé gặp khó khăn khi bú. Trong những trường hợp này mẹ cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên gia để được hỗ trợ và tư vấn phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ hợp lý.

Do sữa mẹ có vị “lạ”

Những loại gia vị cay nồng như: ớt, tiêu, tỏi có thể làm thay đổi mùi vị sữa và trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với những thay đổi này và dễ dạng nhận biết được. Vì vậy, để bảo đảm một dòng sữa thơm ngon cho con, mẹ nên kỹ lưỡng trong khâu ăn uống.

Cách kích thích ăn uống cho trẻ sơ sinh

Xem lại chế độ dinh dưỡng của mẹ

Việc cần làm khi trẻ sơ sinh biếng ăn chính là việc mẹ cần phải chú ý quan sát sự thay đổi của bé mỗi ngày và đồng thời mẹ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng để có thể cải thiện tình trạng hiện tại của bé.

Mẹ cần xem lại xem trong chế độ ăn của mình có món nào lạ làm ảnh hưởng đến dòng sữa không. Tránh ăn các thực phẩm có mùi tanh nồng, gia vị mạng như tỏi, ớt, hạt tiêu, cá sống,…có thể khiến mùi vị sữa mẹ bị thay đổi khiến bé không muốn bú mẹ. Ngoài ra, sữa mẹ có mùi lạ cũng có thể do tuyến mồ hôi của mẹ hoạt động quá mạnh. Mẹ nên chú ý ăn nhiều thịt bò, trứng, pho mai… để bổ sung chất dinh dưỡng trong sữa của trẻ.

Thay đổi tư thế bú

Sữa mẹ chảy quá nhanh hay quá chậm có thể làm bé gặp khó khăn khi bú và vì thế, bé không muốn bú mẹ. Vì vậy mẹ cần chọn tư thế cho con bú đúng cách để điều tiết lưu lượng sữa chảy ra. Khi mẹ có nhiều sữa, nên hạn chế tư thế bú nằm mà nên ngồi cho con bú, dựa lưng vào tường để ngăn ngừa việc sữa chảy ra ào ạt gây ngộp thở, giúp bé bú thoải mái và an toàn hơn.

Mẹ cũng phải thường xuyên kiểm tra nguồn sữa và lượng sữa của mình tiết ra để đảm bảo an toàn cho con. Tuyệt đối tránh xa những tác dụng từ thuốc, hóa chất để đảm bảo nguồn sữa cho bé.

Ngoài ra khi con lười bú, mẹ nên cố gắng cho con ti nhiều lần trong một ngày, để có thể đảm bảo chất dinh dưỡng cho con. Đối với những bé được 6 tháng tuổi, mẹ có thể tiến hành cho bé ăn dặm thêm như bột ăn dặm, thực phẩm ăn dặm…

Với những bé không bú sữa mẹ hoặc dùng sữa ngoài thì mẹ cần chọn loại sữa phù hợp để bé có thể ăn ngon miệng hơn.

Việc bổ sung chất dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé là cách tốt nhất để bé phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ.

Ngoài ra mẹ cũng cần phải chú ý đến những giai đoạn bé mọc răng, bắt đầu lẫy,… để có thể chăm sóc đảm bảo bổ sung đủ chế độ dinh dưỡng cho trẻ và sức khỏe của bé. Trẻ sơ sinh biếng ăn, lười bú gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ hiện tại và cả giai đoạn sau này. Vì vậy, khi áp dụng các phương pháp kích thích ăn uống cho trẻ sơ sinh mà bé vẫn biếng ăn, lười bú mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem có tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh gì hay không để điều trị kịp thời.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here