Bạn có biết chế độ ăn uống và sinh hoạt sẽ là yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến tình trạng lệch đĩa đệm của người bệnh. Ngoại trừ các phương pháp điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh, người bệnh còn phải biết tự chăm sóc bản thân mình tại nhà để có thể mau chóng đẩy lùi căn bệnh này.
1. Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bị lệch đĩa đệm trong mùa tránh dịch
Khác với những thời điểm khác, hiện nay khi toàn đất nước đang tập trung cách ly chống dịch, chúng ta cũng cần có những sự thay đổi về ăn uống và sinh hoạt để thích nghi với tình hình hiện nay.
Thay vì tập trung vào ăn uống hoặc mua các thức ăn nhanh như thường ngày, các bạn nên mua các thực phẩm tươi sống và tự nấu cho mình bữa ăn thật dinh dưỡng tại nhà bạn nhé! Dưới đây sẽ là một số chất dinh dưỡng, các loại thực phẩm tốt cho xương và cho bệnh nhân bị lệch đĩa đệm mà bạn có thể tham khảo:
Canxi: là chất dinh dưỡng không thể thiếu khi điều trị vấn đề về xương. Canxi giúp duy trì mức độ cần thiết của khối xương trong suốt cuộc đời mỗi người và đặc biệt là ở tuổi già. Hấp thụ đủ canxi sẽ giúp chúng ta có thể ngăn ngừa bệnh loãng xương và các bệnh liên quan đến cột sống.
Một số thực phẩm có chứa canxi:
- Thực phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua, phô mai
- Rau xanh: Bông cải xanh, cải xoăn, rau bó xôi
- Trái cây: Quả cam
- Đậu: Đậu Hà Lan, đậu phụ, đậu phộng, đậu Hà Lan, đậu đen, đậu nướng
- Cá: Cá hồi, cá mòi
- Hạt vừng, mật mía, bánh ngô, hạnh nhân, đường nâu
Magie: là một khoáng chất quan trọng trong cấu trúc xương và cũng là chất cần thiết cho hơn 300 phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Nồng độ magie trong máu giúp duy trì mật độ xương và ngăn ngừa các vấn đề bệnh lý ở lưng, đặc biệt bệnh lệch đĩa đệm. Chất dinh dưỡng này cũng giúp thư giãn và co bóp cơ bắp, tăng cường hỗ trợ cột sống.
Một số thực phẩm có chứa magie: Rau xanh, cá, đậu, hạt, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, bơ, chuối và sô cô la đen.
Vitamin D3: Đây là chất dinh dưỡng giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi hơn. Vitamin D3 đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của xương và giúp xương trở nên chắc khỏe. Nếu cung cấp không đủ vitamin D, xương có thể trở nên mỏng, giòn hoặc biến dạng.
Cách cung cấp vitamin D3 cho cơ thể:
- Cá béo (ví dụ, cá hồi), gan và dầu gan cá, lòng đỏ trứng
- Các loại sữa, ngũ cốc, bánh mì
- Nước cam
- Để cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Vitamin C: Đây là nguồn dinh dưỡng chủ yếu, cần thiết cho sự hình thành collagen – chất kết nối các mô cơ lại với nhau. Để có thể thực hiện linh hoạt các hoạt động cầm nắm, di chuyển, phần khung xương được kết nối với các gân và mô mềm. Vậy nên, vitamin C cũng là 1 dưỡng chất cần thiết cho người bị lệch đĩa đệm.
Một số thực phẩm có chứa vitamin C: Dâu tây, kiwi và trái cây họ cam (cam, ổi, bưởi), các loại rau như cà chua, bông cải xanh, rau bó xôi, ớt đỏ và xanh và khoai lang.
Protein: là thành phần quan trọng của xương. Protein góp phần quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc cơ thể. Vì vậy tiêu thụ protein hằng ngày là rất quan trọng để duy trì, sửa chữa các vấn đề về xương, sụn và các mô mềm. Protein cũng đóng một vai trò quan trọng trong tiêu hóa và các chức năng của hệ thống miễn dịch.
Một số thực phẩm có chứa protein: Trứng, thịt, hải sản, các loại hạt, sữa, các loại đậu và rau củ quả.
Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe bằng chế độ dinh dưỡng, các bệnh nhân bị lệch đĩa đệm cũng nên tập cho mình một thói quen vận động, sinh hoạt mới. Sau đây sẽ là một số điều trong sinh hoạt mà người bị lệch đĩa đệm cần lưu ý:
- Không ngồi hoặc nằm quá lâu
- Không khuân vác các đồ vật nặng
- Không cử động, chạy nhảy hoặc dùng sức ở thắt lưng quá mạnh
- Thận trọng khi thay đổi tư thế nằm hoặc ngồi
- Thường xuyên xoa bóp vùng cột sống
2. Các bài tập trị liệu hiệu quả cho bệnh nhân bị lệch đĩa đệm
Trong thời điểm cách ly tại nhà, những bài tập yoga sẽ là sự lựa chọn tốt nhất giúp người bệnh lệch đĩa đệm có thể vận động cơ thể nhẹ nhàng. Không cần phải đi đâu xa, một tấm thảm và một gian phòng thoáng đãng sẽ là nơi lý tưởng để bạn có thể bắt đầu luyện tập mỗi ngày.
Dưới đây là một số bài tập yoga dành cho người bị lệch đĩa đệm, bạn có thể lựa chọn và cân nhắc những động tác vừa sức với bản thân.
- Savasana (Corpse Pose – tư thế xác chết)
- Tadasana (tư thế quả núi)
- Marichyasana III (Marichi’s Pose – tư thế vặn mình)
- Bharadvajasana (Bharadvaja’s Twist – tư thế vặn cột sống)
- Virabhadrasana II (tư thế chiến binh II)
- Utthita Parsvakonasana (Tư thế góc nghiêng duỗi)
- Utthita Trikonasana (Triangle Pose – tư thế tam giác)
- Ardha Urdhva Mukha Svanasana (Tư thế chó ngửa mặt)
- Supta Padangusthasana (Reclining Big Toe Pose – tư thế nằm ngửa kéo chân)
- Balasana (Tư thế trẻ em)
3. Phương pháp trị liệu lệch đĩa đệm không thuốc, không phẫu
Bên trên là những thông tin hướng dẫn cho các bệnh nhân bị lệch đĩa đệm cách làm giảm cơn đau tại nhà. Song lệch đĩa đệm là một căn bệnh khá nguy hiểm và nếu bạn không điều trị tận gốc sẽ mang đến những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, các bệnh nhân bị lệch đĩa đệm sẽ có thể điều trị tình trạng bệnh của mình bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống. Đây được xem là phương pháp tối ưu, với khảo sát hơn 80% bệnh nhân tại Mỹ và châu Âu cảm thấy hiệu quả rõ rệt, cải thiện chất lượng cuộc sống sau điều trị.
Các bác sĩ chuyên môn sẽ tiến hành dùng lực từ tay nắn chỉnh nhẹ nhàng để điều chỉnh cấu trúc sai lệch của đĩa đệm và các khớp, giảm chèn ép dây thần kinh. Từ đó, cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái tự cân bằng ban đầu, thậm chí có thể tự điều chỉnh bệnh tật ở các cơ quan khác mà không phải dùng đến thuốc.