Biếng ăn khi giao mùa được xem là một vấn đề nan giải khiến nhiều bố mẹ ở Hà Nội và các tỉnh thành phía bắc đau đầu hiện nay. Vậy tại sao cứ chuyển mùa thì con lại lười ăn? Cha mẹ cần làm gì để con ăn ngon miệng hơn?
Nuôi con và điệp khúc biếng ăn mỗi khi giao mùa
Với kinh nghiệm chăm 3 đứa con, chị Hải An (Hà Đông, Hà Nội) vẫn thường nói vui: “Đẻ 3 đứa có cả trai lẫn gái, thế nhưng trong hơn 10 năm qua, thời điểm mà tôi luôn sợ nhất lúc giao mùa tháng 9, tháng 10, trời trở lạnh. Khi đó, cả ba bé không chỉ dễ ốm mà còn rất lười ăn. Nhiều khi, cả ngày con không ăn được nổi 1 bát cháo khiến người mẹ như tôi lo lắng vô cùng”.
Không chỉ chị An mà rất nhiều bà mẹ ở Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc cũng cùng chung nỗi lo này. Mỗi khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, trẻ biếng ăn hơn hẳn. Đặc biệt, với những trẻ đã có tiền sử biếng ăn thì chuyện này diễn ra như cơm bữa.
Lý giải về điều này, các chuyên gia y tế cho biết: Vào thời điểm giao mùa, sự thay đổi của khí hậu đã tạo môi trường tốt cho nhiều loại virus gây bệnh phát triển. Đặc biệt, trong giai đoạn này, tỷ lệ trẻ mắc bệnh về đường hô hấp cũng tăng lên rất nhanh. Sự thay đổi thời tiết khiến mỗi người dễ mệt mỏi, trong đó, trẻ nhỏ là đối tượng nhạy cảm hơn cả.
Tiến sĩ, bác sĩ Marianna Crupi (Founder- CEO Pharmalife Research) cho biết: “Thực tế, qua khảo sát của chúng tôi tại các bệnh viện, trẻ đến khám sức khỏe vì biếng ăn đều ở tình trạng thiếu năng lượng. Nguyên nhân có thể do trẻ mệt mỏi do thay đổi thời tiết (giai đoạn chuyển mùa), trẻ bị sốt, cảm lạnh hay mắc bệnh lý… đều khiến trẻ không muốn ăn”.
Đặc biệt, ở những trẻ đang biếng ăn, cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng nên sức đề kháng cũng kèm hơn và trẻ dễ mắc bệnh. Từ đó, chứng biếng ăn của trẻ lại càng tiến triển nặng hơn. Nỗi lo chồng nỗi lo, bài ca biếng ăn khi giao mùa chưa bao giờ dứt khiến cha mẹ lại càng mệt mỏi, căng thẳng.
Cha mẹ cần làm gì khi con biếng ăn lúc giao mùa?
Sự thay đổi thời tiết khi giao mùa là điều kiện khách quan tác động tới sức khỏe của trẻ và cha mẹ không thể can thiệp. Tuy nhiên, cha mẹ có thể giúp con cải thiện sức đề kháng và cảm thấy hứng thú với bữa ăn bằng một số cách đơn giản sau:
– Giữ nhà cửa sạch sẽ, không gian sống thoáng mát, dễ chịu
– Đảm bảo vệ sinh ăn uống và răng miệng cho trẻ
– Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ đầy đủ
– Khi thời tiết giao mùa từ nóng sang lạnh, cần giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài vào sáng sớm và tối
– Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời để nâng cao sức đề kháng
– Thường xuyên cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn đồ lạnh
– Tăng cường bổ sung dưỡng chất cho trẻ với thực đơn khoa học, cung cấp đủ 4 nhóm: tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả.
– Bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ
– Hạn chế tiếp xúc với người bị cúm, viêm đường hô hấp, người hút thuốc lá…
Bên cạnh thực đơn 3 bữa chính trong ngày, cha mẹ nên cho trẻ ăn thêm các bữa phụ với trái cây, sữa chua… Không ăn vặt trong thời gian quá gần bữa ăn chính. Các món ăn được chế biến và trang trí bắt mắt để thu hút trẻ. Cần tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ trong bữa ăn. Không quát mắng, ép trẻ ăn.