Nguyên nhân và cách ứng phó với chứng đau cổ vai gáy

0
1290

Ngày nay không chỉ có người già mới mắc phải các bệnh về xương khớp. Những đối tượng “tiềm năng” của các bệnh lý này đang ngày càng trẻ hóa. Và đau cổ vai gáy là một trong những chứng bệnh phổ biến đang trở thành nỗi niềm của nhiều người.

Đau cổ vai gáy thường xuất hiện vào lúc sáng sớm khi mới ngủ dậy, khiến chúng ta cảm giác uể oải và không thể bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng. Có khá nhiều nguyên nhân gây nên chứng bệnh này và những thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng ảnh hưởng khá nhiều đến đốt sống cổ. Hãy tìm hiểu chi tiết hơn với phần nội dung sau.

1. Những hoạt động hằng ngày nào đang vô tình khiến bạn bị đau cổ vai gáy?
Cổ là bộ phận quan trọng giúp giữ vững toàn bộ trọng lượng của phần đầu. Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học hoặc vận động quá sức sẽ làm giảm đi độ cong tự nhiên của cột sống, từ đó dẫn đến chứng đau cổ vai gáy. Sau đây sẽ là những thói quen xấu bạn cần từ bỏ ngay trước khi tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

  • Ngồi làm việc sai tư thế:

Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy số lượng nam nữ nhân viên văn phòng mắc chứng đau cổ vai gáy ngày càng tăng. Khi phải ngồi làm việc hơn 8 giờ đồng hồ, theo thói quen, nhiều nhân viên thường ngồi ở tư thế gù lưng, đầu cúi sát vào màn hình, mặc dù với dáng ngồi này bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhưng nó ảnh hưởng khá lớn đến cột sống lưng và cổ.

Nếu bạn ngồi trong một tư thế xấu quá lâu, theo thời gian sẽ làm căng cơ, khớp, ảnh hưởng nhiều đến dây chằng cột sống. Lúc này, bạn không chỉ bị đau cổ vai gáy mà còn có thể phải chịu những căn bệnh khác như: Thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm…

  • Mang balo nặng:
    Những chiếc balo, hoặc túi tote không còn quá xa lạ với chúng ta. Không chỉ là phụ kiện thời trang, vật dụng này còn giúp bạn mang theo nhiều đồ cá nhân khi ra ngoài. Tuy nhiên, đau cổ vai gáy có thể do chính việc đeo balo không đúng cách gây ra. Khi bạn mang theo một chiếc balo quá khổ hoặc sử dụng chiếc túi đeo một bên thường xuyên sẽ dễ khiến phần vai bị căng cơ, gây nên đau nhức.
  • Sử dụng nệm, gối cũ:

Các cơn đau cổ vai gáy thường xuất hiện vào mỗi buổi sáng khi thức dậy, nguyên nhân có thể đến từ giấc ngủ của bạn. Một chiếc gối tốt sẽ giữ cho phần đầu và cổ luôn thẳng hàng với cột sống. Bộ nệm, gối khi được sử dụng lâu năm sẽ mất dần độ đàn hồi của chúng và không còn nâng đỡ được cột sống của bạn trong suốt thời gian nghỉ ngơi. Gối quá thấp sẽ khiến cổ bị ngửa ra phía sau khi ngủ, cơ cổ bị chùng xuống, khiến xương sống bị cong. Tình trạng này kéo dài sẽ có thể dẫn đến nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.

2. Đau cổ vai gáy cũng là biển hiện của các loại bệnh lý
Chứng đau cổ vai gáy xuất hiện thường nhật trong cuộc sống của chúng ta nên đôi khi người bệnh dễ mang tâm lý chủ quan, cho rằng đây là một căn bệnh mãn tính. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nếu người mắc chứng bệnh này không có phương pháp chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề hơn.

Từ chứng đau cổ vai gáy thông thường, bệnh nhân sẽ có nguy cơ mắc phải những bệnh lý nghiêm trọng hơn như: Viêm quanh khớp vai, thoái hóa cột sống cổ, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, gai đôi cột sống cổ, viêm cột sống dính khớp…

  • Thoái hóa cột sống cổ: Các triệu chứng ban đầu sẽ là cảm giác đau cứng cổ, các cơn đau cứ tăng dần lên theo thời gian. Không chỉ đau vai gáy, căn bệnh này còn làm ảnh hưởng đến cánh tay, gây tê mỏi thường xuyên. Và trong trường hợp bệnh diễn biến nặng sẽ làm cho người bệnh bị mất khả năng giữ thăng bằng, thường xuyên thấy chóng mặt, thậm chí làm ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Người bệnh sẽ thường xuyên bị đau nửa đầu bên trái hoặc bên phải, các cơn đau sẽ lan dần sang phần vai, gáy và lưng. Một số trường hợp bệnh trở nặng sẽ ảnh hưởng đến cánh tay, bàn tay gây tê mỏi liên tục. Các cơn đau sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc cầm nắm, di chuyển, thậm chí khi ho hoặc cười cũng mang đến cảm giác khó chịu.

3. Cách ứng phó với chứng đau cổ vai gáy
#1. Các bài tập yoga

Yoga được biết đến là một bộ môn giữ dáng và làm tăng sự dẻo dai cho cơ thể. Bên cạnh đó, yoga cũng là cách điều trị hiệu quả giúp bạn giảm bớt những cơn đau cổ vai gáy. Bộ môn thể thao này khá phổ biến nên bạn có thể dễ dàng luyện tập tại các trung tâm thể hình hoặc thực hiện những động tác yoga đơn giản tại nhà. Dưới đây sẽ là một vài động tác phù hợp với người bị đau cổ vai gáy:

  • Tư thế vặn mình

Bước 1: Ở tư thế chuẩn bị. bạn ngồi thẳng lưng, duỗi 2 chân ra, 2 bàn chân đặt cạnh nhau.

Bước 2: Tiếp đến, gập chân trái của bạn lại sao cho gót chân chạm vào hông phải.

Bước 3: Di chuyển chân phải đặt bên cạnh đầu gối trái. Lúc này chân phải tại thành hình chữ V ngược.

Bước 4: Giữ thẳng lưng, xoay người (eo, cổ , vai) và hướng mắt sang bên phải.

Bước 5: Đặt tay phải phía sau lưng, còn tay trái đặt trên đầu gối phải để giữ cho chân ở đúng tư thế.

Bước 6: Ngồi yên tư thế này trong khoảng thời gian tư 30-60 giây, thở đều chậm rãi.

Bước 7: Thả tay trái, xoay người lại phía trước, thư giãn rồi lặp lại động tác trong khoảng 10 lần.

  • Tư thế con mèo

Bước 1: Người tập bắt đầu với tư thế quỳ, chống hai tay xuống sàn sao cho bàn tay, đầu gối và chân mở rộng và trên một đường thẳng.

Bước 2: Đặt hai cánh tay đặt vuông góc với sàn. Hai tay mở rộng bằng vai, đầu gối mở rộng như chiều rộng của hông. Duỗi thẳng hai bàn chân. Nhìn hướng về phía trước.

Bước 3: Hít vào, ngước mặt lên và đồng thời ưỡn ngực về phía trước, trong lúc đó hạ thấp bụng xuống.

Bước 4: Thở ra, hạ đầu xuống kèm theo nâng bụng và lưng lên hết mức có thể (giống như con mèo gù lưng lên).

Bước 5: Lặp lại động tác khoảng 3–5 lần.

  • Tư thế đứa trẻ

Bước 1: Bạn hãy chọn một tấm thảm yoga hoặc một cái chăn dày dặn để hỗ trợ đầu gối được thoải mái khi tập tư thế yoga này. Khi đã có thảm, bạn trải xuống sàn tập.

Bước 2: Bạn quỳ gối lên thảm sao cho hai đầu gối sát nhau hoặc tạo thành hình chữ V.

Bước 3: Giơ hai tay lên cao rồi gập người và vươn hai tay về phía trước càng xa càng tốt.

Bước 4: Bạn nhắm mắt và thả lỏng đầu, cánh tay, cổ, vai, lưng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ đầu óc thoải mái khi tập.

#2. Sử dụng thuốc

Khi gặp các vấn đề về đau nhức xương khớp, chúng ta thường tìm đến các loại thuốc giảm đau để xoa dịu sự khó chịu của mình. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ là cách điều trị tạm thời, bạn sẽ không thể điều trị dứt điểm chứng đau cổ vai gáy với các liều thuốc thông thường. Điều bạn nên làm khi tần suất xuất hiện của các cơn đau lan rộng lên chính là tìm đến các phòng khám để có được sự tư vấn và chẩn đoán kịp thời.

#3. Phẫu thuật đốt sống cổ

Đây là phương pháp trị liệu dành cho những bệnh nhân có bệnh tình trở nặng. Khi các đốt sống cổ đã bị thoái hóa nặng nề, những phương pháp cứu chữa khác không mang lại hiệu quả điều trị thì các bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh thực hiện liệu pháp này.

Trên thực tế, khi bệnh tình tiến triển xấu đi, việc phẫu thuật sẽ gây nên nhiều biến chứng khó lường. Vậy nên, bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định điều trị.

#4. Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống

Mặc dù chứng đau cổ vai gáy hiện nay có nhiều phương pháp điều trị nhưng với những cách trị liệu trên, người bệnh vẫn còn khá nhiều rủi ro và không thể trị bệnh tận gốc. Chính vì thế, sự ra đời của phương pháp trị liệu thần kinh cột sống chính là liệu pháp giúp cứu rỗi cho nhiều bệnh nhân.

Phương pháp này ra đời dựa trên cơ chế hệ thần kinh cột sống hoạt động và điều khiển mọi chức năng cơ thể thông qua các dây thần kinh. Khi các xương đốt sống bị sai lệch vị trí sẽ khiến các tín hiệu truyền dẫn qua các dây thần kinh cột sống bị nhiễu loạn, sinh ra các triệu chứng đau nhức.

Để điều trị các căn bệnh về xương khớp, bác sĩ sẽ tiến hành dùng lực tay để nắn chỉnh các đốt sống về lại đúng vị trí, giúp giải phóng sự chèn ép lên các dây thần kinh, khiến các tín hiệu dẫn truyền được thông suốt. Các tổn thương cũng từ đó dần được phục hồi và người bệnh cũng không cần phẫu thuật hay bị lệ thuộc vào thuốc giảm đau như trước nữa.

Hiện nay, phương pháp trị liệu thần kinh cột sống đang được áp dụng tại các chi nhánh của phòng khám ACC, để chữa đau và điều trị các chứng bệnh sau:

  • Thoát vị đĩa đệm
  • Thoái hóa cột sống
  • Gai cột sống
  • Vẹo cột sống
  • Viêm khớp thấp khớp
  • Đau thần kinh tọa
  • Chứng bàn chân bẹt
  • Chấn thương thể thao
  • Đau đầu, vai, thắt lưng, khuỷu tay, cổ tay, đầu gối, mắt cá.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here