Các chuyên gia luôn khuyến khích chúng ta thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ vì bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Ngoài thay đổi cách ăn uống, đi vệ sinh đúng cách… còn rất nhiều biện pháp phòng chống hiệu quả mà chúng ta nên tham khảo để hạn chế nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Bệnh trĩ thật ra không đơn giản như bạn nghĩ, những biểu hiện bệnh nếu không được kiểm soát tốt sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bạn hoàn toàn có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ bằng các biện pháp phòng chống hiệu quả. Thông tin về cách phòng chống bệnh trĩ sẽ được chúng tôi gửi đến thật chi tiết cho bạn đọc trong bài viết hôm nay.
Bệnh trĩ – gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe
Những dấu hiệu của bệnh trĩ có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào do thói quen ăn uống và sinh hoạt kém khoa học của chúng ta. Nếu phát hiện sớm thì việc điều trị không quá khó khăn, chỉ cần dùng các nguyên liệu tự nhiên kết hợp với thói quen ăn uống khoa học thì bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Trong trường hợp, người bệnh chủ quan, không áp dụng cách chữa bệnh hoặc chữa sai cách thì bệnh sẽ ngày càng nặng và dễ chuyển sang các biến chứng nguy hiểm.
Đó là tình trạng sa trĩ nghẹt, viêm nhiễm hậu môn… Đó là chưa kể đến trường hợp viêm nhiễm lây lan sang các vùng khác xung quanh hậu môn. Do bệnh ở vùng kín nên nhiều người ngại đến bác sĩ điều trị làm cho những biểu hiện bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Nếu không được kiểm soát sớm thì các biểu hiện sẽ ngày càng nặng và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Những cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả
Vì bệnh trĩ rất nguy hiểm và có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào, chính vì vậy mà chúng ta phải luôn áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh càng sớm càng tốt. Bạn có thể tham khảo ngay các biện pháp sau:
1/ Xây dựng thực đơn khoa học
Chế độ ăn hàng ngày làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình lọc thải, tạo thành phân để tống đẩy ra ngoài môi trường. Chính vì vậy bạn nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón.
Cụ thể, trong chế độ ăn nên bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi để cung cấp chất xơ, vitamin cùng khoáng chất có lợi cho hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe. Ngoài ra, chúng ta nên hạn chế ăn các loại thức ăn dễ gây táo bón như thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích…
2/ Uống nhiều nước
Nước là một trong những nguyên tố không thể thiếu cho mọi hoạt động trong cơ thể, trong đó có quá trình trao đổi chất. Ngoài ra nước còn giúp làm mềm phân, giúp tống đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn. Chính vì vậy mỗi ngày nên cung cấp từ 1,5 lít đến 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động.
Ngoài sử dụng nước lọc, chúng ta nên dùng sinh tố, nước ép để bổ sung vitamin cùng các loại khoáng chất, giúp phòng chống bệnh trĩ hiệu quả hơn.
3/ Tập thói quen ăn uống đúng giờ
Việc tiêu hóa thức ăn là hoạt động của cả một hệ thống rất nhiều cơ quan. Chính vì vậy việc tạo ra một lịch trình đều đặn giúp các cơ quan hoạt động hiệu quả hơn. Bạn nên tập thói quen ăn đúng giờ, đúng bữa hạn chế việc thay đổi lịch trình ăn hàng ngày.
Theo nhiều nhà khoa học thì việc bỏ bữa, ăn uống thất thường… dễ dẫn đến chứng khó tiêu. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh táo bón xuất hiện.
4/ Đi vệ sinh đúng cách và vệ sinh hậu môn thường xuyên
Việc đi đại tiện không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Tình trạng nhịn đại tiện sẽ làm cho phân tích tụ, bị khô lại và làm cho việc tổng đẩy phân ra ngoài gặp nhiều khó khăn. Đó là chưa kể đến tình trạng phân khô cứng sẽ phải rặn mạnh, tạo áp lực cho hậu môn và làm xây xước niêm mạc hậu môn, dễ làm cho bệnh trĩ xuất hiện. Ngoài ra thói quen đi vệ sinh lâu cũng vô tình tạo áp lực cho hậu môn, khiến cho bệnh trĩ xuất hiện. Chính vì vậy chúng ta nên tập thói quen đi vệ sinh vào một giờ cố định trong ngày, không nên nhịn đại tiện và không nên dùng các thiết bị điện tử khi đang đi vệ sinh.
Ngoài ra việc vệ sinh hậu môn cũng rất quan trọng, chúng ta nên thường xuyên vệ sinh hàng ngày bằng nước muối để diệt khuẩn, hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra thỉnh thoảng có thể dùng các nguyên liệu như rau diếp cá, lá trầu không… xông hơi búi trĩ cũng có khả năng chống viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả.
5/ Hạn chế ngồi nhiều đứng lâu
Không phải ngẫu nhiên mà nhân viên văn phòng, lái xe, thợ may… là những đối tượng thường xuyên bị bệnh trĩ. Do đặc thù công việc mà họ thường xuyên phải ngồi nhiều dễ gây áp lực cho hậu môn, làm cho các tĩnh mạch hậu môn giãn ra và bệnh trĩ xuất hiện. Chính vì vậy nên việc phòng chống bệnh trĩ là hết sức cần thiết.
Nếu công việc ít di chuyển thì cứ khoảng 1-2 tiếng nên vận động nhẹ nhàng, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Từ đó làm giảm tối đa khả năng xuất hiện các triệu chứng của bệnh trĩ.
6/ Tập thể dục thể thao thường xuyên
Duy trì việc tập luyện thể dục thể thao có rất nhiều tác dụng với sức khỏe, trong đó có việc phòng tránh bệnh trĩ. Khi vận động thường xuyên sẽ giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả, tuần hoàn máu diễn ra thuận lợi giúp cho máu không ứ trệ ở vùng hậu môn, giảm khả năng xuất hiện của bệnh trĩ.
Đồng thời việc tập thể dục cũng giúp cơ thể duy trì cân nặng hợp lý, giảm nguy cơ xuất hiện bệnh trĩ. Tuy nhiên nên chọn những môn thể thao quá nặng, thay vào đó hãy chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ…
7/ Điều trị triệt để các bệnh liên quan
Nhiều bệnh có thể tăng áp lực vùng hậu môn và gia tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn là nguyên nhân khi bệnh trĩ. Đó là các bệnh như: bệnh lỵ, bệnh viêm phế quản… Khi không may mắc phải bệnh này, người bệnh cần phải điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không được chủ quan để bệnh nặng mới bắt đầu chữa trị thì bệnh sẽ không thể khỏi hẳn và khả năng tái phát rất cao.
Người bệnh hoàn toàn có thể dễ dàng áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh trĩ hàng ngày. Điều này không những giảm khả năng mắc bệnh trĩ mà còn giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Một điều mà chúng tôi cũng lưu ý nữa là bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện bệnh sớm và tiến hành điều trị nếu không may mắc phải.