Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ bạn đã biết

0
1256

Nếu không được chữa sớm thì chúng ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hậu môn mà còn có thể lan truyền ra rất nhiều cơ quan khác, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. 

Bệnh trĩ không phải là căn bệnh xa lạ với chúng ta nhưng vẫn nhiều người chủ quan, ngại ngần khi nhắc đến việc điều trị căn bệnh này. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về mức độ nguy hiểm qua thông tin về các biến chứng bệnh trĩ được nêu ra cụ thể qua những thông tin ngay dưới đây.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ có thể gặp phải

Bệnh trĩ là căn bệnh được hình thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Khi bình thường các mô này giúp kiểm soát phân thải ra. Khi các mô này phồng lên do sưng hoặc viêm thì gọi là bệnh trĩ.
Thông thường khi mắc bệnh người bệnh sẽ bị chứng táo bón kinh niên, đi ngoài ra máu, lòi búi trĩ… Nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau:

# Thiếu máu

Một trong những triệu chứng điển hình của bệnh trĩ là chảy máu hậu môn, cả khi bệnh nặng và nhẹ đều thấy rõ biểu hiện này. Thì bệnh nhẹ thì máu chảy thành giọt, khi nặng thì chảy nhiều hơn, thậm chí thành tia. Điều này kéo dài tất yếu sẽ dẫn đến mất máu.
Khi bệnh nhân thiếu máu sẽ hay bị chóng mặt, đau đầu,… nếu không can thiệp sớm sẽ dẫn đến hàng loạt rối loạn trong cơ thể, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ tử vong.

# Nghẹt búi trĩ

Thường xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội. Do búi trĩ bị sa quá mức ra ngoài hậu môn bị các cơ vòng trong hậu môn chèn ép. Sự chèn ép sẽ làm tắc tĩnh mạch lưu thông trong khi động mạch vẫn tiếp tục hoạt động. Điều này khiến cho búi trĩ càng to và cứng hơn và lâu dần không có khả năng vào trong hậu môn nữa. Khi gặp biến chứng này, bệnh nhân thường có cảm giác đau đớn và vô cùng khó chịu.

Búi trĩ khi phát triển quá to có thể gây nghẹt

# Tắc mạch trĩ

Hiện tượng này xảy ra khi búi trĩ quá to, máu khó lưu thông qua hậu môn mà dồn thành cục gây ra nhiều đau đớn. Lúc này bệnh nhân thường hay có cảm giác đau nhức ở sâu hậu môn hoặc ở phần rìa hậu môn. Biểu hiện này chỉ chấm dứt khi phần búi trĩ lòi ra bị loại bỏ.

# Rối loạn chức năng hậu môn

Một trong những nhiệm vụ chính của hậu môn là đưa chất thải ra ngoài. Nếu bệnh trĩ không được điều trị sớm thì sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng này. Trong khi chất thải nếu không được đưa ra ngoài thường xuyên sẽ tồn đọng lại, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, dẫn đến rối loạn nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

# Các bệnh về da xung quanh hậu môn

Vì khi bị trĩ sẽ tiết ra những chất nhầy ra ngoài hậu môn khiến cho da ở những vùng xung quanh hậu môn bị kích thích và dẫn đến các bệnh về da. Những biểu hiện của bệnh sẽ nhanh chóng lan rộng ra các vùng da khác nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời.

Bệnh trĩ phát triển gây ra nhiều bệnh ngoài da

Ngoài ra còn có những biến chứng nguy hiểm khác như: rối loạn thần kinh, nhiễm trùng máu… Nhìn chung khi mắc bệnh trĩ, chúng ta không chỉ gặp các rối loạn liên quan đến khu vực hậu môn mà còn đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Việc áp dụng các biện pháp điều trị cần được áp dụng càng sớm càng tốt, để hạn chế nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Biện pháp điều trị bệnh trĩ đang được áp dụng

Với sự phát triển của y học thì hiện nay chúng ta có rất nhiều hướng để điều trị bệnh trĩ. Thậm chí nếu kiên trì có thể chữa dứt điểm căn bệnh này. Chúng ta có thể kể đến các biện pháp sau:

Cần đến gặp bác sĩ để điều trị bệnh trĩ càng sớm càng tốt

# Sử dụng thuốc tây

Tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ kê ra những loại thuốc phù hợp. Có những loại thuốc thường được dùng như:

  • Thuốc đặt: giúp tác động trực tiếp lên tĩnh mạch hậu môn làm giảm những cơn đau nhức cho bệnh nhân. Có thể sử dụng: Proctolog, Safinar, Ginkor Fort, Pommade…
  • Sử dụng thuốc uống: đây là biện pháp dùng trong hầu hết các trường hợp. Các loại thuốc thường dùng bao gồm: thuốc chống viêm, thuốc co thành mạch, thuốc chứa Hydrocortisone, Kẽm oxit,…
  • Thuốc bôi: có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn giúp điều trị các biểu hiện bên ngoài của bệnh trĩ. Có rất nhiều loại thuốc để chúng ta có thể lựa chọn như: Titanoreine, Preparation H, Rectostop…

# Phẫu thuật

Phương án điều trị này thường được sử dụng khi bệnh đã nặng và làm ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật tối ưu. Chẳng hạn như: phương pháp Longo, khâu treo búi trĩ, phương pháp Doppler…
Biện pháp điều trị này đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao cùng với các trang thiết bị hỗ trợ tiên tiến. Bạn nên đến các bệnh viện lớn, uy tín để được sử dụng những dịch vụ tốt nhất.

# Điều trị bằng các bài thuốc dân gian

Trong thực tế các bài thuốc dân gian cũng có thể chữa trĩ rất hiệu quả. Chúng ta có thể sử dụng cách chữa trĩ bằng rau diếp cá, lá thiên lý, cây lá bỏng, đu đủ xanh…
Tuy nhiên cách điều trị này chỉ có hiệu quả đối với những trường hợp bị trĩ nhẹ. Đồng thời chúng ta phải kiên trì và thực hiện thường xuyên mới thấy được hiệu quả.

# Thay đổi thói quen ăn uống hằng ngày

Một chế độ ăn uống hợp lý có tác động rất tích cực trong việc điều trị căn bệnh này. Vì vậy khi bị trĩ nên uống nhiều nước bổ sung nhiều chất xơ rất có lợi cho tiêu hóa. Ngoài ra tránh sử dụng chất kích thích, rượu bia,… có thể làm mất nước dễ dẫn tới táo bón và trĩ.
Qua những thông tin trên có lẽ bạn đọc đã hiểu hơn về những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ mà chúng ta có thể gặp phải nếu quá chủ quan với căn bệnh này. Bệnh không quá khó để điều trị, vậy nên bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn ngay khi có các dấu hiệu ban đầu.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here