Cách giảm nhịp tim nhanh tạm thời và lâu dài

0
1162

Tim đập nhanh là tình trạng nhịp tim của bạn đập nhanh hơn mức bình thường hoặc thường xuyên lỡ một nhịp đập. Sự hiểu biết về cách giảm nhịp tim nhanh sẽ giúp bạn giữ cho trái tim của mình luôn khỏe mạnh.

Tự nhiên tim đập nhanh là một tình trạng bệnh lý. Các triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm khó thở, chóng mặt  và rối loạn nhịp thở. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này và bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Ở mức độ nhẹ, bạn có thể điều chỉnh nhịp đập của trái tim mình mà không cần sự can thiệp y tế.

Hướng dẫn kiểm tra nhịp tim

Đối với người trưởng thành, nhịp tim lý tưởng khi nghỉ ngơi nên nằm trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp/phút. Nhịp tim đập trên mức bình thường có thể gây ra nhiều vấn đề, bao gồm:

– Tức ngực thường xuyên

– Giảm sức khỏe cơ bắp

– Ngất xỉu

– Đau tim

– Thiếu máu cơ tim

– Lưu lượng máu đến tay và chân không đủ

– Huyết áp thấp

– Chóng mặt, buồn nôn

Để kiểm tra nhịp tim có đập nhanh hơn mức bình thường hay không, bạn có thể thực hiện theo nhiều cách. Với cách truyền thống, bạn hãy đo nhịp tim bằng cách đặt ngón tay giữa lên cổ tay còn lại và xác định vị trí mạch. Sau đó, bạn chỉ cần đếm số lần mạch đập trong mỗi phút và so sánh với số liệu nhịp tim bình thường. Để đo nhịp tim chính xác hơn, bạn hãy sử dụng đồng hồ đo nhịp tim.

Theo các Chuyên gia tim mạch, thời điểm tốt nhất để đo nhịp tim là ngay sau khi thức dậy. Bạn cũng có thể đo vào giữa trưa nếu đã được nghỉ ngơi từ 30 phút trước đó.

Điều gì khiến nhịp tim của bạn đột ngột tăng lên?

Phần lớn các trường hợp tăng nhịp tim đột ngột xuất phát từ các nguyên nhân như:

– Sốt

– Lo lắng, hoang mang

– Tác dụng phụ của thuốc

– Sợ hãi

– Mất máu, thiếu máu

– Tăng hoạt động tuyến giáp

– Tổn thương cơ tim (do suy tim hoặc đau tim)

Các bác sĩ tim mạch điều trị tình trạng nhịp tim nhanh dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Điền hình là liệu pháp chăm sóc tâm lý để loại bỏ các cảm xúc tiêu cực cho bệnh nhân. Đối với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc.

Trong một số trường hợp, nhịp tim nhanh có thể gây ra diễn biến phức tạp. Lúc này, nó sẽ trở thành bệnh lý khó điều trị.

Cách giảm nhịp tim nhanh “cấp tốc” (giảm nhịp tim tạm thời)

Nhịp tim chậm cũng gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Song, trường hợp tim đập nhanh lại dễ dẫn đến các bệnh mãn tính về tim hơn.

Trường hợp nhịp tim của bạn tăng nhanh mà không rõ nguyên nhân, dưới đây là một số cách giúp bạn tạm thời đưa nó trở lại bình thường.

– Nhiệt độ, độ ẩm cao có thể làm tăng lưu lượng máu và nhịp đập trái tim. Vì vậy, bạn hãy chắc chắn rằng môi trường sống của mình luôn mát mẻ và thoải mái.

–  Khi tức giận, hầu hết chúng ta đều cảm thấy khó thở. Mọi cảm xúc tiêu cực đều sẽ khiến cho nhịp tim tăng lên. Việc bạn cần làm lúc này là thở chậm lại và uống một cốc nước ấm. Cách này sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn và điều hòa nhịp tim.

– Đột ngột đứng lên có thể khiến bạn bị chóng mặt và đánh trống ngực. Bạn hãy lưu ý hơn trong việc đổi tư thể, tránh ảnh hưởng đến tim mạch.

Thực hành phương pháp “chánh niệm” (mindfulness) cũng giúp hạ thấp nhịp tim bạn trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện một vài tư thế yoga để giúp hoạt động của tim ổn định hơn.

Cách giảm nhịp tim nhanh một cách lâu dài

Những biện pháp trên chỉ giúp bạn giảm nhịp tim một cách tạm thời. Về lâu dài, các chuyên gia nhận định rằng cách tốt nhất để làm chậm nhịp tim là thay đổi lối sống. Cụ thể, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh hạn chế rượu bia và ngủ đủ giấc.

Tập thể dục có ảnh hưởng đến sự nhanh – chậm của nhịp tim

Các hoạt động thể chất có vai trò quan trọng đối với nhịp tim nói riêng và sức khỏe của hệ tim mạch nói chung. Trái tim của bạn càng khỏe mạnh, tuần hoàn máu trong cơ thể sẽ càng được nâng cao. Nếu tim bạn đã hoàn thành nhiệm vụ bơm máu, nó sẽ không cần phải đập nhanh trong thời gian nghỉ ngơi.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ sử dụng con số 220 trừ đi tuổi để xác định phạm vi nhịp tim mục tiêu của mỗi người. Nhịp tim tối đa cho phép bạn hoạch định cường độ và mục tiêu khi tập thể dục.

Một thước đo nữa trong việc đánh giá nhịp tim là tốc độ cơ thể trở lại bình thường sau khi tập thể dục cường độ cao. Sự phục hồi kịp thời liên quan đến các vấn đề về sức khỏe. Cụ thể, người càng có nhịp tim giảm ổn định sau khi luyện tập thì càng có ít nguy cơ đột quỵ.

Trong một nghiên cứu lớn, các nhà khoa học đã phân tích các mô hình phục hồi tập thể dục và nguy cơ tử vong của khoảng 2.500 người không bị bệnh tim. Những người tham gia tập thể dục đến kiệt sức. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã đo nhịp tim của họ sau một phút nghỉ ngơi. Sự phục hồi được coi là bình thường nếu nhịp tim giảm hơn 12 nhịp mỗi phút, nếu không, họ bị coi là bất thường.

Sau sáu năm, nguy cơ tử vong của những người có sự phục hồi bất thường cao gấp 4 lần so với những người có sự phục hồi nhịp tim bình thường. Nguy cơ tử vong giảm khi sự phục hồi nhịp tim của họ tốt hơn.

Thay đổi chế độ ăn uống là một cách làm giảm nhịp tim nhanh

Theo các chuyên gia tim mạch, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến nhịp tim của chúng ta. Một phân tích cho thấy, các món ăn từ cá có khả năng giúp nhịp tim ổn định. Cụ thể, cách giảm nhịp tim nhanh dựa vào thực phẩm bao gồm:

– Giảm chất béo gây hại và tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ (các loại đậu, yến mạch, hạt lanh, cám gạo, trái cây…)

– Tăng cường nhóm thực phẩm giàu acid béo omega-3 (cá hồi, cá ngừ, cá trích, hạt óc chó…)

– Ổn định nhịp tim với thực phẩm giàu magie và canxi (ngũ cốc, rau có màu xanh, khoai tây, cá hồi, sữa ít béo…)

– Ăn nhiều thực phẩm có khả năng bảo vệ mạch máu (việt quất, táo, mận khô, cà chua, rau bina…)

Bạn cũng cần lưu ý là chế độ ăn uống cần có sự thay đổi linh hoạt dựa vào độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe tim mạch của mỗi người. Bên cạnh ăn uống, bạn cũng cần sinh hoạt một cách khoa học để giữ trái tim khỏe mạnh.

Nhịp tim tăng nhanh có gây biến chứng không?

Thực tế là khi chúng ta già đi, nhịp tim sẽ khó có thể ổn định và cần nhiều thời gian để trở về mức bình thường sau khi hoạt động. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt lưu ý nếu tuổi của mình chưa cao mà đã gặp nhịp tim nhanh bất thường.

Theo Mayo clinic, nếu bạn đã thực hiện tất cả những phương pháp trên nhưng nhịp tim vẫn nhanh thường xuyên, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Tim đập nhanh kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tùy thuộc vào thời gian, tốc độ, tình trạng sức khỏe mà bạn sẽ gặp các biến chứng sau đây:

– Ngất xỉu thường xuyên

– Suy tim

– Đột quỵ

Nhịp tim nhanh cũng sẽ xảy ra khi tâm thất dưới của bạn đập nhanh hơn mức bình thường. Điều này có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, ngăn chặn tim bơm máu lên não.

Nhịp tim là chỉ số quan trọng để xác định tình trạng sức khỏe của hệ tim mạch. Vì vậy, bất cứ sự bất thường nào về nhịp tim cũng sẽ gây ra rủi ro lâu dài cho sức khỏe. Hiểu về cách giảm nhịp tim nhanh sẽ giúp bạn ngăn ngừa được những kết quả xấu nhất.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here