GIẢI PHÁP CHO TRẺ LƯỜI ĂN “NHẸ TỰA LÔNG HỒNG”

0
891

Nỗi ám ảnh biếng ăn chắc hẳn không còn quá xa lạ với nhiều mẹ có con nhỏ. Nhiều lúc mẹ cảm thấy vô cùng bất lực, khủng hoảng không biết phải làm sao để cải thiện chứng lười ăn của con. Tuy nhiên, điều này sẽ trở nên dễ dàng nếu mẹ nắm được “điểm mấu chốt” gây ra tình trạng lười ăn ở trẻ. Tất cả những gì mẹ cần sẽ nằm trong bài viết dưới đây, mẹ tìm hiểu ngay nhé!

Trẻ lười ăn – nguyên nhân là gì?

Mẹ phàn nàn vì con cứ lười ăn hoài không thôi! Nhưng mẹ đã tìm hiểu nguyên nhân nào khiến bé chẳng chịu ăn chưa? Đây sẽ là lời giải đáp cho mẹ.

Chế độ ăn thiếu cân đối

Nhiều cha mẹ có quan điểm cho con ăn nhiều tinh bột sẽ giúp bé nhanh lớn, hoặc bồi bổ “sơn hào hải vị”, tỉ thứ bổ béo trên đời với mong muốn con phổng phao hơn con nhà người ta.

Tuy nhiên, chế độ ăn thiếu cân đối này chẳng những không giúp bé to khỏe mà còn dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn. Một khẩu phần ăn khoa học là được kết hợp đủ 4 nhóm dinh dưỡng: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Thiếu cân bằng một trong những nhóm chất này đều có thể gây ra những hệ lụy với sức khỏe của trẻ. Nếu thiếu vitamin nhóm B, quá trình chuyển hóa thức ăn sẽ bị cản trở; thiếu kẽm sẽ làm trẻ mất cảm giác ngon miệng, biếng ăn, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng; thiếu chất xơ gây tình trạng táo bón,…

Trẻ thay đổi sinh lý

Trong quá trình phát triển, trẻ có những giai đoạn thay đổi sinh lý như biết lẫy, biết ngồi, biết bò, mọc răng, biết đi,… đều là những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn.

Nhất là trẻ mọc răng thường bị sốt, ốm mệt, đau đớn dẫn tới bỏ ăn. Tình trạng biếng ăn của trẻ còn xảy ra ở những giai đoạn “wonder week” – là giai đoạn phát triển mạnh mẽ ở trẻ sơ sinh, có sự thay đổi cả về thể chất và tinh thần của trẻ.

Trẻ mắc bệnh

Một số rối loạn tiêu hóa hoặc bệnh lý về đường tiêu hóa có thể dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể do loạn khuẩn đường ruột, rối loạn co bóp hoặc tiết dịch dạ dày và ruột, táo bón,… khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu, hấp thu kém, không có cảm giác thèm ăn. Lâu dần dẫn đến tình trạng biếng ăn.

Trẻ bị viêm họng, cảm cúm, ho,… cũng sẽ ăn kém hơn bình thường do cổ họng bé bị sưng đỏ, đau rát. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ cải thiện khi trẻ trở lại bình thường.
Ngoài ra, nhiễm ký sinh trùng như giun, sán cũng khiến trẻ biếng ăn do bị mất chất dinh dưỡng và thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa.

Cách chăm sóc chưa khoa học

Trẻ biếng ăn còn có thể là hậu quả của việc chăm sóc chưa đúng cách của cha mẹ. Giai đoạn ăn dặm chính là lúc hình thành thói quen ăn uống cho trẻ.

Do bận rộn, nhiều cha mẹ không cho con ăn đúng bữa, hoặc cho trẻ ăn quá nhiều bánh kẹo, quà vặt trước bữa ăn. Điều này khiến bé ngang dạ, không thấy đói và bỏ ăn bữa chính.

Để chiều theo ý con, cha mẹ còn cho trẻ vừa ăn vừa xem ti vi, chơi điện thoại, khiến trẻ không tập trung, không cảm nhận được mùi vị của món ăn, lâu dần sẽ mất hứng thú với việc ăn uống.

Ngoài ra, việc mẹ không thường xuyên thay đổi thực đơn, không cho trẻ ăn món mới, ép trẻ ăn,… cũng là những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn.

Yếu tố tâm lý

Vì không chịu ăn, nhiều trẻ bị cha mẹ quát mắng, thậm chí là bị đánh. Việc này khiến trẻ sợ hãi, lâu dần sẽ tỏ ra chống đối và biếng ăn. Trẻ có thể biếng ăn do thay đổi môi trường sống làm bé chưa kịp thích nghi hoặc gặp phải những cú sốc tâm lý như cha mẹ ly hôn, cái chết của vật nuôi,…

5 mức độ lười ăn ở trẻ, hiểu để có giải pháp đúng đắn

Để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ, cha mẹ cần nắm vững 5 mức độ biếng ăn để có giải pháp phù hợp cho từng mức độ.

Mức độ 1: Trẻ thích uống hơn thích ăn

Trẻ biếng ăn mức độ này thường đòi uống sữa, nước, không chịu ăn, thích uống bằng bình. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ làm giảm lượng thức ăn, khiến bé nhanh no, ngang bụng, không ăn được bữa chính.
Lúc này, mẹ nên:
Tập cho bé uống nước, sữa, nước trái cây bằng cốc hoặc ống hút, bỏ uống bằng bình.
Cho bé uống nước, uống sữa vào bữa phụ, tránh xa bữa ăn chính.

Mức độ 2: Rối loạn vị giác

Ở mức độ 2, trẻ thường không chịu ăn nếu cha mẹ không cho trẻ ăn thứ gì mặn hoặc ngọt. Trẻ cũng dễ bị no khi ăn và có xu hướng rối loạn vị giác tiêu biểu trong hành vi biếng ăn.
Mẹ nên:

  • Phân loại riêng từng thức ăn.
  • Tránh giới thiệu vị ngọt trước. Cho trẻ ăn các vị trung hòa, không nên kết hợp món ăn quá ngọt hoặc quá mặn với nhau trong một bữa ăn.
  • Trẻ 1 tuổi trở lên nên giới hạn lượng sữa bình là dưới 500ml.

5 mức độ biếng ăn ở trẻ

Mức độ 3: Trẻ ăn chậm hoặc trì hoãn bữa ăn

Trẻ biếng ăn mức độ này thường ngậm hoặc phun, nhè thức ăn. Hành vi này làm bữa ăn kéo dài, trẻ không tập trung ăn uống, thiếu cảm giác ngon miệng.
Mẹ nên:

  • Cho bé ngồi ghế ăn dặm hoặc ngồi bàn ăn cùng gia đình (với bé từ 3 tuổi trở lên).
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những thứ khiến bé mất tập trung như điện thoại, tivi, ipad, đồ chơi,…

Mức độ 4: Trẻ trì hoãn tâm lý khi ăn

Những trẻ này thường nằm trong độ tuổi mà biểu hiện tính độc lập cao, trẻ có thể bộc lộ cảm xúc nóng giận, nổi cáu, dễ khóc khi ăn uống. Trẻ có thể ăn nhiều khi thấy vui, hoặc không chịu ăn nếu không hài lòng chuyện gì đó.

Mẹ nên:

  • Tránh gây áp lực, căng thẳng cho trẻ khi đến bữa ăn.
  • Luôn hỏi bé muốn ăn gì hoặc tạo cơ hội cho bé nêu ra ý kiến của mình.
  • Khi trẻ có biểu hiện nóng giận, cáu gắt khi ăn, nên kết thúc bữa ăn và cho trẻ ăn bữa khác sau khoảng 30-45 phút.
  • Luôn kiên nhẫn với trẻ.

Đây là mức độ đáng lo ngại nhất. Trẻ luôn từ chối, không hứng thú với bữa ăn, thường tỏ ra cáu giận, dễ “ăn vạ”, không chịu ăn khi không có đồ chơi, tivi, điện thoại,…

Mẹ nên:

  • Sáng tạo món ăn thành nhiều hình dạng, màu sắc để gây sự hứng thú với bé.
  • Kiên nhẫn với trẻ.
  • Hạn chế những tác nhân gây mất tập trung trong giờ ăn như điện thoại, tivi,…
  • Cho trẻ ăn riêng từng loại thức ăn, khuyến khích con ăn những loại mình thích.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ như vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin C, kẽm và các thảo dược giúp trẻ ăn ngon.
  • Tham khảo sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here