Hen phế quản có chữa hết hoàn toàn được không?

0
1206

Hen phế quản có chữa hết hoàn toàn được không?
Hen phế quản là bệnh mãn tính nên không thể chữa khỏi được triệt để, người bệnh phải chung sống cả đời với hen suyễn. Tuy nhiên, nếu được điều trị sớm và đúng cách sẽ kiểm soát được hoàn toàn, không có hoặc rất ít khi xuất hiện triệu chứng, chức năng phổi gần bình thường, thậm chí bình thường.

Chỉ có 5% bệnh nhân hen suyễn Việt Nam kiểm soát được bệnh – mức độ kiểm soát hen suyễn tại nước ta hiện nay là quá thấp so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới là 44%. Thực trạng này xuất phát từ việc bệnh nhân chưa hiểu đúng về bệnh, dẫn đến thái độ cam chịu; thầy thuốc không được cập nhật những quan điểm điều trị mới.

“Suyễn giấu mặt” gây nhiều rắc rối!

Ở dạng điển hình, người bệnh hen suyễn thường hội đủ 3 dấu hiệu: ho, khò khè, khó thở, nhất là về đêm, khi thay đổi thời tiết hoặc hít phải các mùi nồng gắt (dầu thơm, thuốc lá), ăn phải thực phẩm gây dị ứng. Nhưng còn một dạng nữa được gọi là “suyễn giấu mặt”, chiếm đến 28%, thì ngay cả thầy thuốc, nếu không am hiểu và thiếu phương tiện, cũng khó biết. Gọi là “giấu mặt” vì chúng không thể hiện đủ 3 dấu hiệu đã kể mà hoặc là ho hoài nhưng không kèm khó thở hoặc khò khè nên thường bị nhầm là viêm họng, điều trị không khỏi thì chuyển sang dùng các thuốc ho và kháng sinh, thậm chí làm các thủ thuật như nạo amidan, đốt điện; hoặc chỉ biểu hiện khó thở hoặc đau thắt ngực mà không ho, không khò khè nên thường bị nhầm với các bệnh lý tim mạch. Điều tai hại nhất mà “suyễn giấu mặt” gây ra là làm chậm việc điều trị khiến những tổn thương đường dẫn khí thành sẹo, hóa xơ, thuốc suyễn không đáp ứng được nữa, hoặc chuyển sang dạng phổi tắc nghẽn mãn tính thì bệnh nhân xem như tàn phế, thậm chí tử vong do cơn suyễn cấp tính. Chúng tôi đã nhận được hàng trăm ca loại này. Có người đã 33 năm chữa trị, khổ sở và tốn kém rất nhiều chỉ vì những nơi họ đến đều chưa chẩn đoán đúng bệnh.

“Suyễn giấu mặt” khó xác định, nhưng không phải là không thể nhận biết được. Nhất là với những người thuộc nhóm nguy cơ gồm: gia đình có người từng bị suyễn, lúc nhỏ thường bị nổi mề đay, chàm, lác sữa; lúc lớn hay bị dị ứng, nhất là khi ăn uống đồ lạnh v.v… Khi có các triệu chứng như thở rít, ho kéo dài, khó thở về đêm, lúc trời lạnh, thì nên nghĩ đến khả năng mắc “suyễn giấu mặt”. Không thể điều trị hết bệnh, nhưng bệnh nhân hoàn toàn có khả năng sinh sống, lao động bình thường.

95% bệnh nhân mắc hen phế quản không biết hen có thể chữa được

Trong Tây y việc điều trị hen phế quản chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng là chính với 2 nhóm thuốc điều trị là điều trị dự phòng và thuốc cắt cơn hen trong đó phổ biến nhất là thuốc dạng hít cắt cơn hen. Ưu điểm của thuốc Tây y trong điều trị hen phế quản là khả năng điều trị triệu chứng tốt, cắt cơn hen nhanh chóng tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của Tây y chính là không giải quyết được tận gốc của bệnh hen phế quản, khiến cơn hen hay tái phát, tái đi tái lại, nguy hiểm hơn còn có xu hướng nặng hơn. Ngoài ra thuốc Tây y dạng hít corticoid còn có nguy cơ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn lên người bệnh, bệnh tình không khỏi hẳn lại để lại những tác dụng không mong muốn về sau.

Chính việc điều trị không triệt để, khiến cơn hen dễ tái phát khiến có đến 95% bệnh nhân mắc hen phế quản cho rằng hen không thể chữa được.

Tuy nhiên điều này lại khác với Đông y, Đông y tập trung vào căn nguyên sinh ra bệnh, từ đó điều trị hen phế quản một cách triệt để nhất, hạn chế tối đa tình trạng tái phát cơn hen. Theo Y học cổ truyền, hen phế quản xảy ra là do sự suy yếu từ 3 tạng Tỳ – Phế – Thận gây ra, dẫn đến khó thở, khó thở khi gặp các yếu tố kích thích, sinh đờm gây tắc nghẽn đường thở…

Chính nhờ điều trị vào căn nguyên của bệnh mà Đông Y được coi là giải pháp điều trị toàn diện đối với hen phế quản, tăng sức đề kháng cơ thể, hạn chế tái phát cơn hen phế quản, ngăn ngừa biến chứng. Các bài thuốc hen phế quản được sử dụng trong chữa hen suyễn nhất chính là Tiền hồ thang gia vị, Nhị trần thang hợp tam tử thang gia giảm và nổi bật nhất chính là Tiểu thanh long thang hiện nay đang được sử dụng trong thuốc hen thảo dược điều trị hen phế quản.

Dù điều trị theo Tây y hay Đông y thì hiện nay cũng đã có phác đồ điều trị hen phế quản, bệnh hoàn toàn có thể chữa được chứ không phải là hoàn toàn “bó tay” như nhiều người suy nghĩ.

Thuốc hen thảo dược chữa hen có tốt không?

Bài thuốc “Tiểu thanh long thang” có trong cuốn Thương hàn luận của Thánh y Trương Trọng Cảnh cách đây hơn 1500 năm. Trong quá trình ứng dụng trong thực tế điều trị, bài thuốc được gia giảm để tăng cường công năng bài thuốc. Dưới góc nhìn của y học cổ truyền thì bài thuốc gia giảm vẫn đảm bảo được tính vị theo Quân – Thần – Tá – Sứ và việc gia giảm chủ yếu là để tập chung vào việc nâng cao công năng Tạng – Phủ, điều hòa hoạt động Tạng – Phủ để sức khỏe được cải thiện.

Trên quan điểm của Tây y, sở dĩ phương thuốc “Tiểu thanh long thang” gia giảm giúp giảm triệu chứng của hen phế quản và tăng cường được miễn dịch hô hấp là nhờ các hoạt chất có trong từng vị thuốc với tác dụng dược lý tác động trực tiếp lên hệ thống miễn dịch, mà cụ thể:

+ Vị thuốc Bán hạ: ngoài trị ho, đờm do có chứa hoạt chất Pilocarpine, bán hạ còn được nghiên cứu là có công dụng giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ ung thư, tăng cường hệ miễn dịch nhờ có thành phần saponin.

+ Ngũ vị tử có giá trị quý như Nhân sâm vì trong ngũ vị tử có hoạt chất giúp điều hoà các chức năng khác nhau của cơ thể, tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể đối với các kích thích không đặc hiệu. Trên thực nghiệm cũng chứng minh hoạt chất có trong ngũ vị tử có tác dụng tăng chức năng của tế bào miễn dịch, gia tăng quá trình tổng hợp phân giải glycogen, cải thiện sư hấp thu đường của cơ thể (Trung Dược Học).

+ Hạnh nhân chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng gồm các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết cho cơ thể. Tuy không nổi bật nhưng hạt hạnh nhân có một lượng nhỏ selen chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho chức năng của tuyến giáp hoạt động bình thường và giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.

+ Tỳ bà diệp chứa hoạt chất n-BuOH, vừa có khả năng kháng khuẩn rất cao, vừa có khả năng tìm và diệt virus hiệu quả, đồng thời tăng sản xuất Interferon gamma – thành phần trọng yếu của hệ miễn dịch giúp tăng cường hoạt tính diệt virus, vi khuẩn của các tế bào miễn dịch, chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus vào đường hô hấp.

Phối hợp và gia giảm các vị thuốc theo đúng y lý của y học cổ truyền không những giúp bài thuốc cổ phương “Tiểu thanh long thang” tăng cường được hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng của hen phế quản mà còn giúp nâng cao miễn dịch hô hấp giúp tình trạng viêm của phế quản giảm dần, cơn hen không tái phát trở lại, phòng tránh được các bệnh hô hấp cấp tính khác.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here