Suy nhược thần kinh ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực, nhất là đối với những người lao động trí óc nhiều. Việc hiểu rõ về tình trạng này và cách chữa trị cũng như phòng ngừa là vô cùng cần thiết.
Suy nhược thần kinh đặc trưng bởi tình trạng kiệt sức về tinh thần và thể chất với nhiều triệu chứng kèm theo (như đau đầu, mệt mỏi, khó chịu…). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường không rõ ràng nhưng có liên quan đến trầm cảm, căng thẳng về cảm xúc và đôi khi giống với hội chứng mệt mỏi kinh niên. Tuy nhiên, nguyên nhân căn bản nhất là sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh serotonin – “nhân vật” đóng vai trò chủ chốt trong việc kết nối các tế bào thần kinh với nhau và quyết định tâm trạng.
Bệnh xuất hiện ở những người lao động trí óc nhiều hơn người lao động chân tay, nam nhiều hơn nữ, thường trong độ tuổi 20–45.
Bệnh suy nhược thần kinh là gì?
Suy nhược thần kinh là một chứng bệnh lý thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng, do rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ não gây ra. Bệnh được xác định là do căn nguyên tâm lý nên còn có tên gọi là tâm căn suy nhược.
Cơ chế phát sinh suy nhược thần kinh rất phức tạp, chủ yếu liên quan đến rối loạn liên hệ giữa lưới – vỏ não. Từ đó, các dòng xung động từ bên ngoài vào không được sàng lọc qua tổ chức lưới thân não mà dồn hết lên vỏ não. Theo thời gian, vỏ não không chịu nổi dẫn đến suy yếu quá trình hưng phấn, gây căng thẳng quá mức.
Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh
Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến chứng suy nhược thần kinh, có thể là vấn đề về sang chấn tâm lý, căng thẳng (stress) kéo dài trong cuộc sống hay những áp lực trong công việc, môi trường ô nhiễm…
Nhiều trường hợp suy nhược thần kinh rõ ràng hơn khi người bệnh mắc thêm những bệnh lý khác như viêm nhiễm mạn tính (viêm loét dạ dày tá tràng, viêm xoang…), nghiện rượu, suy dinh dưỡng, kiệt sức hay thiếu ngủ… Ngoài ra, tính cách cũng có khả năng gây ra chứng bệnh này như ít giao tiếp, hay lo lắng, suy nghĩ quá nhiều.
Những yếu tố nguy cơ gây suy nhược thần kinh có thể là:
- Đau buồn tột độ.
- Những trải nghiệm đau khổ.
- Bị lạm dụng.
- Công việc có áp lực cao.
- Tiền sử gia đình về bệnh lý tâm thần.
- Tự cô lập bản thân hoặc bị cô lập.
- Mâu thuẫn, xung đột nghiêm trọng, đặc biệt là trong gia đình và công việc.
- Mắc phải một bệnh lý mạn tính hoặc chấn thương nghiêm trọng.
Triệu chứng suy nhược thần kinh
Những triệu chứng cơ bản ở người bị suy nhược thần kinh bao gồm:
- Dễ bị kích thích: Có những hành động bộc phát không kiểm soát, mệt mỏi kéo dài trong khoảng 3 tháng. Thời gian đầu, người bệnh có thể cảm thấy đỡ hơn khi nghỉ ngơi nhưng nếu không điều trị, bệnh sẽ càng nặng thêm.
- Nhức đầu: Những cơn đau đầu âm ỉ liên tục xuất hiện, có thể đau toàn bộ hoặc khu trú ở vùng trán, đỉnh đầu hay thái dương. Cơn đau xuất hiện từng đợt hoặc kéo dài liên tục.
- Mất ngủ: Ngủ không sâu giấc, hay nằm mơ mê man, khó đi vào giấc ngủ (trằn trọc). Chỉ cần có kích thích nhỏ cũng làm gián đoạn giấc ngủ. Sau đó, buổi sáng dậy thấy uể oải, mệt mỏi, hay ngáp.
- Trên thần kinh và cơ thể: Đau cột sống, mỏi cổ, đau thắt lưng, rối loạn cảm giác và giác quan, hoa mắt, chóng mặt…
- Rối loạn nội tạng: Mạch không ổn định, huyết áp dao động theo chiều hướng hạ xuống, cảm thấy đánh trống ngực, đau tim, thân nhiệt thay đổi, rối loạn kinh nguyệt…
- Hệ thần kinh: Giảm khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ…
Trong các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng hoặc không chữa suy nhược thần kinh kịp thời, nhất là khi có liên quan đến rối loạn tâm thần, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác như ảo giác, hoang tưởng, thiếu tỉnh táo.
Phòng ngừa và chữa suy nhược thần kinh
Tình trạng này hoàn toàn có thể điều trị được nếu phát hiện và chẩn đoán kịp thời. Thông thường, các phương pháp phòng ngừa và chữa trị suy nhược thần kinh phổ biến thường thấy là:
- Tìm gặp bác sĩ tư vấn tâm lý, có thể sử dụng liệu pháp nhận thức – hành vi hoặc sử dụng một số thuốc như chống trầm cảm, an thần và tăng cường tuần hoàn não.
- Cố gắng giảm bớt hoặc giải quyết các nguyên nhân gây căng thẳng, chẳng hạn như mâu thuẫn trong gia đình hoặc nơi làm việc.
- Thực hiện các phương pháp để hỗ trợ thư giãn tinh thần và thể chất, chẳng hạn như hít thở sâu, thiền.
- Tập thể dục như yoga hay thái cực quyền, chúng có thể giúp kéo giãn cơ nhẹ nhàng và phối hợp với hít thở đúng cách.
- Ra ngoài và tận hưởng những sở thích của riêng mình.
- Nói chuyện với người thân, bạn bè hay người yêu về những vấn đề gặp phải.
- Tìm kiếm các cộng đồng, hội nhóm giúp hỗ trợ những người gặp vấn đề tương tự như bạn.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như caffeine, bia, rượu hay ma túy.
Theo Đông y, suy nhược thần kinh xảy ra do chức năng của tạng tâm và can mất thăng bằng. Khi tâm (tim) bị ảnh hưởng sẽ gây ra các chứng lo âu, mất ngủ, trầm cảm. Đối với can (gan), nếu chức năng hoạt động không tốt sẽ tác động đến nhiều hoạt động tinh thần khiến ngủ không ngon giấc. Ngoài ra, can tàng huyết, là kho dự trữ và điều tiết huyết cho cơ thể nên khi không hoạt động tốt sẽ gây đau nhức.
Trong y học cổ truyền, các thầy thuốc đã sử dụng hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan) để hỗ trợ chữa trị suy nhược thần kinh, giúp giải tỏa căng thẳng. Hợp hoan bì có vị ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tâm và can. Tác dụng chủ yếu của vị thuốc này là an thần, giải trầm uất và tăng cường lưu thông máu. Đặc biệt, thành phần này giúp tăng cường chất dẫn truyền thần kinh serotonin, từ đó giúp nuôi dưỡng tế bào não bộ, cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh và các triệu chứng mệt mỏi, mất tập trung, lấy lại tinh thần lạc quan, bình thản trong tâm hồn. Tại Việt Nam, vị thuốc hợp hoan bì được sử dụng làm thành phần chính trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang* có tác dụng nâng cao sức khỏe tâm thần kinh, cải thiện suy nhược thần kinh hiệu quả, an toàn.
Để tăng cường tác dụng, sản phẩm Kim Thần Khang còn có sự kết hợp với các thảo dược quý khác như ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, toan táo nhân, uất kim, vitamin PP, soy lecithin. Nhờ đó mang tới công dụng tăng cường lưu thông máu, giúp dưỡng tâm, an thần, hỗ trợ tăng cường sức khỏe thần kinh hiệu quả.