Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, trong đó có khoảng 83.000 bệnh nhân dưới 45 tuổi, thậm chí có nhiều người chỉ mới đôi mươi. Đây là con số đáng báo động mà nguyên nhân đến từ nhiều phía, trong đó có tình trạng mất ngủ đang ngày càng phổ biến ở người trẻ.
Mất ngủ: Chuyện tưởng nhỏ, nhưng hậu quả lại… to
Theo thống kê của các phòng khám chuyên khoa thần kinh, số người đến thăm khám vì mất ngủ ngày càng gia tăng và trẻ hóa (độ tuổi từ 17-30 chiếm khoảng 25%). Bệnh nhân thường đến khi tình trạng mất ngủ đã trầm trọng, gây ra những hậu quả rõ rệt như lờ đờ, mệt mỏi, khó tập trung, hay quên, rối loạn cảm xúc, căng thẳng, đau đầu dai dẳng hoặc dữ dội, ảnh hưởng nặng nề đến công việc và cuộc sống.
Phần lớn mọi người thường bỏ qua giai đoạn sớm của bệnh mất ngủ vì chưa biết đến những hậu quả nguy hiểm của tình trạng này, đặc biệt là mối liên hệ giữa mất ngủ và đột quỵ (tai biến mạch máu não).
Đột quỵ ở người trẻ không còn là chuyện hiếm. Mới đây,Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội, tiếp cận bệnh nhân M.T. Hiền (28 tuổi, Long Biên, Hà Nội) cấp cứu vì đột quỵ. Bệnh nhân được phát hiện gục trên bàn làm việc bất tỉnh, mất tri giác, yếu liệt nửa người.
Theo lời kể của các đồng nghiệp, M.T là trưởng nhóm đang thực hiện một dự án lớn của công ty. Cả tháng nay làm việc quên thời gian, cả ngày gần như không rời khỏi màn hình máy tính, lại ăn uống qua loa, thức trắng đêm, chỉ chợp mắt khi quá mệt, M.T. Hiền gục ngã trên bàn. Rất may Hiền đã được phát hiện đưa đi cấp cứu kịp thời, nếu muộn có thể tử vong hoặc để lại những di chứng vô cùng nặng nề sau đó.
Đây là một trong số rất nhiều trường hợp đột quỵ ở người trẻ, tỷ lệ tử vong chiếm không nhỏ, nếu may mắn sống sót thì 90% để lại những di chứng nặng nề như: liệt nửa người, liệt tay chân, rối loạn nhận thức, giảm tư duy và rối loạn cơ tròn (không kiểm soát được tiểu tiện, đại tiện). Quá trình điều trị phục hồi sau đó rất phức tạp, tốn kém và khả năng tái phát là rất cao. Đột quỵ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh mà còn là gánh nặng của gia đình và xã hội.
Gốc tự do: “Kẻ giấu mặt” của mất ngủ và đột quỵ
PGS-TS. Vũ Anh Nhị, chủ tịch Hội thần kinh học TP. HCM chia sẻ, dưới góc độ sinh học phân tử, các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân sâu xa của nhiều bệnh lý thần kinh và mạch máu não như đột quỵ, mất ngủ, đau nửa đầu… đó chính là do sự tấn công của gốc tự do. Chúng được ví như những chất độc có khả năng tàn phá não bộ, được sinh ra tất yếu trong quá trình chuyển hóa và tăng sinh mạnh mẽ khi cơ thể gặp nhiều stress, áp lực, chế độ ăn uống thiếu khoa học, sử dụng nhiều chất kích thích như bia rượu và thuốc lá.
Khi gốc tự do tăng lên, chúng sẽ tấn công vào thành mạch máu, khiến thành mạch tổn thương, thúc đẩy sự hình thành các mảng xơ vữa và cục huyết khối, dẫn đến hẹp lòng động mạch gây thiếu máu não. Tình trạng này khiến tế bào thần kinh không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất, làm các dẫn truyền thần kinh bị rối loạn, dẫn đến các cơn đau nửa đầu và rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc).
Đặc biệt, khi mảng xơ vữa tích tụ ngày càng nhiều cùng với các cục huyết khối sẽ gây tắc nghẽn dòng máu, khiến máu không lưu thông lên não làm chết mô não, hoặc có thể làm vỡ mạch máu não gây ra xuất huyết dẫn đến đột quỵ.
Phục hồi giấc ngủ tự nhiên, ngăn ngừa đột quỵ
PGS-TS. Vũ Anh Nhị cũng khuyến cáo thêm, việc dùng thuốc ngủ và thuốc an thần chỉ là biện pháp tạm thời, vì lạm dụng sẽ làm phá vỡ chu trình ngủ – thức tự nhiên khiến mất ngủ càng thêm trầm trọng và gây ra tác dụng phụ nguy hiểm lên gan, thận… Để tìm lại giấc ngủ ngon tự nhiên, ngoài những biện pháp thông thường như cải thiện công việc, cuộc sống, hạn chế chất kích thích, thì việc quan trọng, hiệu quả và an toàn chính là chống lại sự tấn công của gốc tự do.