Mối liên hệ giữa các bệnh lý tim mạch và bệnh nha chu

0
1139

Nhiều nha sĩ, nhà nghiên cứu, bác sĩ đã xác định mối liên quan giữa sức khỏe răng miệng và các bệnh lý tim mạch. Nếu sớm phát hiện và điều trị bệnh nha chu, bạn sẽ tránh được nguy cơ mắc các bệnh lý khác liên quan đến hệ tim mạch.

Tình trạng sức khỏe răng miệng được nghiên cứu ở đây là bệnh nha chu. Nha chu (viêm nướu) là bệnh phổ biến và có phạm vi đối tượng mắc bệnh tương đối rộng. Bệnh có thể phá vỡ lợi, răng và các mô xương gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Song, bị nha chu thì có liên quan gì đến bệnh tim mạch?

Bị nha chu có làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch không?
Gần đây, một số nghiên cứu cho thấy tình trạng viêm nha chu có sự ảnh hưởng nhất định đến bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu đã xem xét những bệnh nhân đồng thời bị các vấn đề về tim mạch và nha chu.

Kết quả, họ phát hiện ra rằng số bệnh nhân được chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách có nhịp tim ổn định hơn phần bệnh nhân còn lại gần 40%.

Tác giả của một bài báo khoa học cũng cho rằng có sự liên kết giữa hai điều kiện y tế trên. Tuy các nghiên cứu vẫn chưa rộng rãi nhưng kết quả thu được đủ để rút ra kết luận. Theo đó, người bị nha chu có nguy cơ mắc các bệnh tim cao hơn người khác 20%.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã có những thừa nhận ban đầu về sự liên quan giữa bệnh nha chu và bệnh tim. Cụ thể, viêm nướu có khả năng làm hẹp các động mạch quan trọng, đây cũng chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý tim mạch.

Triệu chứng và mối liên hệ của viêm nha chu đối với một số bệnh lý khác
Bên cạnh việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, viêm nha chu cũng có sự liên quan đến một số tình trạng sức khỏe khác, bao gồm:

– Loãng xương

– Bệnh ở đường hô hấp

– Ung thư (thường gặp nhất là ung thư thận, ung thư tụy và ung thư máu)

– Viêm khớp dạng thấp

Ngoài ra, các bác sĩ cũng xác định tiểu đường làm tăng nguy cơ phát triển bệnh nha chu. Người bị tiểu đường có nguy cơ bị viêm nướu cao gần gấp đôi so với người khỏe mạnh. Điều này cũng khiến họ bị tăng rủi ro mắc bệnh tim sau này.

Phụ nữ mang thai cũng thuộc nhóm đối tượng dễ mắc các bệnh về răng lợi do sự thay đổi nội tiết tố và tăng lưu lượng máu.

Theo WebMD, khám răng định kỳ có thể giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm nha chu. Những triệu chứng thường gặp của bệnh lý này bao gồm:

– Miệng thường xuyên có mùi hôi khó chịu

– Nướu sưng đỏ, sờ vào thấy nóng

– Chảy máu nướu

– Cảm thấy đau khi nhai

– Răng bị lung lay

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải một số triệu chứng mang tính chủ quan như sốt nhẹ, ngứa nướu răng. Đây là một bệnh liên quan đến các bệnh lý tim mạch, bạn không nên xem thường.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn có mắc bệnh hay không bằng cách xem xét mức độ nghiêm trọng và thời gian xuất hiện của các triệu chứng. Song song với đó, bạn sẽ được tiến hành các bước kiểm tra bắt buộc gồm: đo độ sâu túi nướu, tình trạng tích tụ mảng bám, chụp X-quang và thử độ nhạy cảm của nướu.

Nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh tim có liên quan đến tình trạng nha chu
Như vậy, một trong những yếu tố rủi ro gây ra các bệnh lý tim mạch là nha chu. Dựa vào tiền sử bệnh án và các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ xác định viêm nướu có khiến bạn bị bệnh tim hay không. Các dấu hiệu thường gặp của bệnh bao gồm:

– Đau thắt ngực từng cơn (do tim không nhận đủ oxy)

– Rối loạn nhịp tim

– Khó thở

– Choáng váng, nhức đầu

– Đột ngột mệt mỏi

– Giảm trí nhớ

– Phù nề

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tiến hành xét nghiệm máu, chụp X-quang ngực và kiểm tra nhịp tim khi vận động.

Cách phòng ngừa bệnh nha chu để kiểm soát bệnh lý tim mạch
Tin khả quan là bạn có thể kiểm soát được 80% nguy cơ bệnh tim mạch nếu biết cách chăm sóc răng miệng đều đặn. Những thói quen sau đây sẽ khiến “quái vật nha chu” khó có cơ hội tấn công bạn:

– Chà răng và chà mặt lưỡi đúng kỹ thuật ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng chứa fluor

– Dùng chỉ nha khoa để nhẹ nhàng lấy đi cặn thức ăn giữa kẽ răng

– Súc miệng bằng nước súc miệng ít nhất 1 lần/ngày

– Chỉ dùng các sản phẩm tẩy trắng, làm sạch răng khi có sự kiểm định của Bộ Y tế

– Tránh hút thuốc lá

– Tăng cường rau, thực phẩm giàu chất xơ, trái cây ít đường và protein từ thực vật trong các bữa ăn chính

– Duy trì lượng đường ổn định trong máu bằng cách giảm ăn đồ ngọt

– Khám răng định kỳ 6 tháng/lần

– Chú ý đến các dấu hiệu khởi phát của bệnh viêm nướu

Như vậy, các bệnh lý tim mạch có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh nha chu. Cụ thể, tình trạng vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng sẽ dẫn đến sự tắc nghẽn mạch máu. Tuy các nghiên cứu trên vẫn đang được hoàn thiện, răng miệng của bạn vẫn cần có sự chăm sóc đúng và đủ để tránh dẫn đến bệnh tim.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here