Khi ngủ dưới 6 giờ/đêm, ngủ không đạt chất lượng, người trẻ dễ đối mặt với nhiều hệ lụy khó lường do mất ngủ triền miên như: mất tỉnh táo, thiếu tập trung, đau đầu, giảm trí nhớ, thậm chí là nguy cơ đột quỵ.
Người trẻ mất ngủ tăng đột biến từng ngày
Đến phòng khám trong tâm trạng mệt mỏi, mặt tái nhợt, mắt thâm quầng, anh Minh Tâm (25 tuổi, Hà Nội) cho biết từ khi được thăng chức và nhận dự án mới, anh phải làm việc với cường độ cao hơn, áp lực lớn hơn nên mỗi đêm chỉ ngủ 3-4 tiếng. Cứ nghĩ rằng vì áp lực nên thiếu ngủ, khó ngủ nhưng khi dự án đã hoàn thành, dù đã ngủ sớm nhưng anh vẫn trằn trọc mãi không ngủ được. Gần đây, tình trạng mất ngủ của anh ngày càng trầm trọng, để rồi tỉnh dậy rất mệt mỏi, khó tập trung công việc, dễ cáu gắt, hay quên, hay nhầm lẫn và đau đầu.
Đưa con gái 18 tuổi đến khám bệnh, chị Thu Trang (Hà Tây) thở dài: “Gần đây con gái chị cứ kêu đau đầu, học không vào, đêm bắt đi ngủ thì kêu không ngủ được, cứ bật dậy học bài vì lo lắng sắp thi. Nhưng qua kỳ thi cũng không ngủ sớm, chơi điện thoại đến khuya, sáng ra thường xuyên dậy muộn, ngáp ngắn ngáp dài. Ngày lên lớp thì cô giáo bảo hay ngủ gật và thiếu tập trung, học hành sa sút. Dù đã cho con ăn nhiều loại đồ ăn bổ não nhưng cũng không thấy đỡ, tôi rất lo nên phải đưa đi khám”.
Theo thống kê của khoa nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội, thời gian gần đây bệnh nhân dưới 35 tuổi đến khám về trục trặc giấc ngủ tăng đột biến, phần lớn là do khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, nhiều bạn trẻ cho biết họ chỉ ngủ 3-4 giờ một ngày. Phần lớn họ thường than phiền đêm đến không thể chợp mắt hoặc là hay thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại.
Nhiều bệnh lý đe dọa người mất ngủ
PGS–TS. Nguyễn Văn Liệu, cố vấn chuyên môn khoa thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội cho biết, trước đây, tình trạng mất ngủ phổ biến ở người trên 50 tuổi nhưng hiện nay bệnh nhân dưới 35 tuổi đến khám ngày càng nhiều.
“Cần hiểu rằng mất ngủ không chỉ là đêm ngủ ít hơn mà còn khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ…”, PGS–TS. Nguyễn Văn Liệu nói.
Cũng theo PGS–TS. Nguyễn Văn Liệu, tình trạng mất ngủ ở người trẻ không chỉ do áp lực công việc hay điểm số trong học tập mà còn bị tác động bởi quá trình trao đổi chất diễn ra bên trong cơ thể. Theo đó, mỗi ngày khi cơ thể hoạt động sẽ làm sản sinh các phân tử không ổn định gọi là gốc tự do. Và khi chúng ta sống trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc bức xạ gây hại hay căng thẳng thần kinh quá mức, bị chấn thương… gốc tự do sẽ tiếp tục được sinh ra nhiều hơn. Chúng tấn công các tế bào thần kinh khiến đường dẫn truyền thần kinh tắc nghẽn làm cho hoạt động của “bộ máy” điều khiển giấc ngủ tại não gặp trục trặc dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.
Khi tình trạng mất ngủ kéo dài, gốc tự do sản sinh ngày càng nhiều. Chúng “công phá” nội mạc mạch máu, hình thành các mảng xơ vữa làm hẹp lòng động mạch. Khi mảng xơ vữa bong ra khỏi thành mạch cùng các cục huyết khối trôi theo dòng máu và kẹt lại tại nhiều vị trí khác trong mạch máu não sẽ gây tắc mạch (thiếu máu não) và thậm chí vỡ mạch (chảy máu não) dẫn đến đột quỵ.
“Ở người trẻ dưới 35 tuổi, nếu ngủ ít hơn 6 giờ/đêm sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, đầu óc nặng nề, không thể tập trung học tập, làm việc… Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh sinh cáu gắt, hoảng loạn và có thể dẫn đến trầm cảm, rối loạn tâm thần. Nếu không can thiệp kịp thời, người bệnh có nguy cơ đột quỵ cao gấp 8 lần người bình thường”, PGS–TS. Nguyễn Văn Liệu nói.
Cũng theo một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA), tình trạng ngủ ít hơn 5 giờ một đêm cũng làm giảm đáng kể nồng độ testosterone trong cơ thể của một thanh niên khỏe mạnh. Testosterone thấp kéo theo hàng loạt hậu quả tiêu cực đối với nam giới trẻ về sức khỏe sinh lý (giảm ham muốn, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm…) và cả sức khỏe toàn thân (mệt mỏi, kém tập trung, nhão cơ…) và cũng là hệ lụy dẫn đến bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, béo phì, tiểu đường…
Cải thiện mất ngủ nhờ chống gốc tự do
Thông thường khi bị mất ngủ, người bệnh thường nghĩ ngay đến các loại thuốc an thần, thuốc ngủ như một giải pháp “cứu cánh” tức thời. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc ngủ không chỉ gây lệ thuộc thuốc mà nguy hại hơn là có thể phá vỡ chu trình thức – ngủ tự nhiên dẫn đến mất ngủ mãn tính. Ngoài ra, tình trạng kháng thuốc khiến người bệnh có xu hướng tăng liều, điều này có thể dẫn đến ngộ độc thuốc, tăng nguy cơ tử vong.
Theo PGS–TS. Nguyễn Văn Liệu, để cải thiện giấc ngủ, cần ngăn chặn từ gốc nguyên nhân mất ngủ là do sự tăng sinh các gốc tự do gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và mạch máu não.