Ô nhiễm không khí là gì? Bảo vệ trẻ trước tác hại của ô nhiễm không khí như thế nào?

0
1442

Ô nhiễm không khí là gì? Bảo vệ trẻ trước tác hại của ô nhiễm không khí như thế nào?

Ô nhiễm không khí được cho là liên quan đến 30% ca tử vong liên quan đến ung thư phổi, 40% ca tử vong liên quan đến bệnh lý hô hấp, 25% ca đột quỵ não và bệnh lý tim mạch. Vậy ô nhiễm không khí là gì? Ô nhiễm không khí ảnh hưởng như thế nào đến trẻ nhỏ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Các chất ô nhiễm cực nhỏ trong không khí có thể lọt qua hệ thống miễn dịch của cơ thể, xâm nhập sâu vào hệ hô hấp và tuần hoàn, sau đó dần làm hỏng phổi, tim và não của con người.

Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, các chất này có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 6 chất chính gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe người bao gồm:

– Oxit nitơ (NOx);

– Oxit lưu huỳnh (SOx);

– Cacbon monoxit (CO);

– Chì;

– Ozon tầng mặt đất;

– Các hạt vật chất khí quyển lơ lửng.

Trong số đó, các hạt bụi mịn với kích thước nhỏ hơn 2,5 micron (PM 2.5) đang được quan tâm nhất, vì chúng có khả năng xâm nhập sâu vào phổi, ảnh hưởng đến cả hệ hô hấp và hệ thống mạch máu. Vì kích thước bụi mịn là quá nhỏ nên không thể quan sát được bằng mắt thường. Nồng độ khói bụi nhìn thấy được bằng mắt thường cũng  không thể phản ánh được mức độ trong lành của môi trường sống. Trên khắp thế giới, môi trường ở cả thành phố hay vùng quê đều có các chất ô nhiễm độc hại trong không khí vượt quá giá trị chất lượng không khí trung bình WHO khuyến nghị.

Cùng lắng nghe tư vấn từ PGS Nguyễn Thị Bay – Chủ tịch Hội Đông Tây y kết hợp, Nguyên trưởng Bộ môn YHCT, Đại học Y Dược TPHCM trong video dưới đây để hiểu thêm về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới bệnh lý hen suyễn nói riêng và sức khỏe nói chung:

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người thế nào?

1/3 số ca tử vong do đột quỵ, ung thư phổi và các bệnh tim mạch là do ô nhiễm không khí. Các chất ô nhiễm cực nhỏ trong không khí có thể lọt qua hệ thống miễn dịch của cơ thể, xâm nhập sâu vào hệ hô hấp và tuần hoàn, sau đó dần làm hỏng phổi, tim và não của con người.

Ô nhiễm không khí vừa là nguyên nhân hình thành, vừa là yếu tố làm trầm trọng thêm một số bệnh, từ hen suyễn cho đến bệnh tim mạch, ung thư phổi, phì đại tâm thất, bệnh Alzheimer và Parkinson, biến chứng tâm lý, tự kỷ, bệnh võng mạc… Các hạt bụi mịn và siêu mịn – một trong những thành phần chính của không khí ô nhiễm, đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xếp vào nhóm chất gây ung thư cho con người.

Những đối tượng cần lưu ý để phòng tránh ô nhiễm không khí bao gồm: người già, người có tiền sử cao huyết áp hoặc bệnh lý tim mạch, người có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn; phụ nữ mang thai.

Đặc biệt đối với trẻ em, do các cơ quan trẻ còn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện nên cơ thể trẻ rất nhạy cảm với các tình trạng ô nhiễm nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng, nhất là trẻ dưới 5 tuổi.

Bảo vệ trẻ trước tác hại của ô nhiễm môi trường như thế nào?

Qua các kết quả nghiên cứu đã cho biết ở trẻ em, ảnh hưởng của việc hít khí chất lượng kém có thể ức chế tăng trưởng, phát triển, rối loạn não bộ (ví dụ như học kém, tự kỷ, thiếu tập trung), giảm chức năng của phổi và gây nhiễm trùng đường hô hấp nhiều đợt. Nếu trẻ đã mắc các bệnh hô hấp mạn tính như hen phế quản, viêm phế quản mạn tính hay viêm phế quản co thắt thì việc tiếp xúc thường xuyên với không khí ô nhiễm có thể làm tăng tần suất xuất hiện các đợt cấp, tình trạng bệnh tiến triển nặng lên theo thời gian, khó kiểm soát. Trẻ không những bị ảnh hưởng trực tiếp bởi ô nhiễm không khí mà còn có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm của các bệnh hô hấp mạn tính.

Để bảo vệ trẻ, cần cho trẻ hạn chế ra ngoài trong thời điểm ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài thì phụ huynh cần cho trẻ mang khẩu trang đúng chuẩn. Khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm cần cho trẻ mang áo khoác và khăn để che chắn các bộ phận da và niêm mạc. Sau khi về nhà, cần vệ sinh da, mắt, mũi, miệng cho trẻ bằng xà phòng và dung dịch nước muối sinh lý.

Về dinh dưỡng, phụ huynh cần chú ý bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất (chất bột, chất béo, chất đạm, các vitamin và khoáng chất). Bên cạnh đó, cần chú ý thêm trái cây và rau xanh để phòng ngừa tác hại của các chất oxy hóa. Phụ huynh cũng cần lưu ý cho con trẻ tiêm ngừa đầy đủ, đặc biệt là các văcxin tiêm ngừa các bệnh lý đường hô hấp cấp tính. Việc bổ sung các thuốc tăng cường sức đề kháng là không cần thiết nếu trẻ hoàn toàn khỏe mạnh.

Nếu trẻ có các bệnh lý nền như hen suyễn, viêm phế quản co thắt cần chủ động dự phòng để kiểm soát bệnh sớm, hạn chế để bệnh tiến triển nặng lên.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here