Cha mẹ bận rộn, công việc áp lực nhưng con nhỏ luôn biếng ăn, quấy khóc, chậm lớn. Áp dụng nhiều cách nhưng tình trạng vẫn không cải thiện. Vậy phải làm sao để con chịu ăn và tăng cân tốt? Làm sao để trẻ tự động ăn mà không cần ép buộc? Hãy cùng tìm hiểu phương pháp đem lại hiệu quả nhé.
Trẻ biếng ăn vì mắc các bệnh khác
Khi trẻ ốm, sốt, cơ thể mệt mỏi sẽ không muốn ăn (ảnh minh họa)
Trước tiên cha mẹ cần xác định xem con có đang mắc các bệnh lý khác dẫn đến biếng ăn, không hấp thu dưỡng chất từ ăn uống hay không. Trẻ ốm, mắc các bệnh cấp tính do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hệ hô hấp, hệ tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm ruột…). Khi trẻ bị nhiễm khuẩn thì hàm lượng các vitamin và các chất khoáng bị mất đi rất lớn, nhất là vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B, Magie, B6, sắt, kẽm làm cho trẻ biếng ăn. Hơn nữa, trẻ bị nhiễm khuẩn thường dùng kháng sinh dễ dẫn đến loạn khuẩn đường ruột cùng với các tổn thương thực thể tại hệ tiêu hoá, nên trẻ bị chướng bụng, khó tiêu, càng dễ biếng ăn.
Một số nguyên nhân khác nữa như trẻ mọc răng, viêm loét vùng miệng…cũng khiến trẻ lười ăn, quấy khóc và không tăng cân. Với những trường hợp này cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp các bác sĩ nhi khoa để khám và trị dứt bệnh thì việc ăn uống, hấp thu của trẻ sẽ được cải thiện.
Cho ăn đa dạng nhưng không gây áp lực cho trẻ
Hiện nay, tình trạng trẻ biếng ăn do áp lực tâm lý đang ngày càng tăng. Tình trạng này khiến trẻ luôn lo sợ khi đến giờ ăn, khóc lóc, nôn ói khi ăn…còn cha mẹ vì lo lắng nên áp dụng mọi cách để “ép” trẻ ăn, cho trẻ vừa xem tivi vừa ăn, ăn liên tiếp nhiều bữa trong ngày chỉ để con cho được nhiều thực phẩm nhất vào bụng và nghĩ đó là cách giúp con tăng cân. Đây là phương pháp hoàn toàn sai lầm nhiều cha mẹ đang mắc phải, việc trẻ ăn uống do ép buộc, hoặc không có cảm nhận về thức ăn khi ăn làm giảm khả năng hấp thu dẫn đến “ ép ăn hoài vẫn không lớn”.
Thường xuyên cho trẻ xem tivi để ăn chính là sai lầm lớn nhiều cha mẹ mắc phải (ảnh minh họa)
Để hạn chế tình trạng này cha mẹ có thể áp dụng một số cách:
– Thường xuyên đổi món, cho trẻ ăn đầy đủ, cân bằng tỷ lệ tinh bột, đạm, chất xơ… để giúp con hấp thu tối đa thành phần dinh dưỡng có trong bữa ăn. Tránh việc cho trẻ ăn liên tục một món khiến con chán ăn.
– Một số trẻ thường chỉ thích ăn một vài món nhất định và không chịu ăn các món khác: Trẻ chỉ ăn trứng không ăn rau, trẻ chỉ ăn canh không ăn thịt…cha mẹ cùng không nên quá ép buộc con phải ăn những món con không thích mà hãy tìm cách khác để giúp con bổ sung các thành phần thiếu.
– Nếu có thể hãy trang trí bữa ăn cho đẹp, bắt mắt để kích thích sự hứng thú khiến trẻ thích ăn
– Không xây dựng số lượng bữa quá dày đặc trong ngày, tùy từng giai đoạn tuổi mà số lượng bữa ăn khoảng 4-6 bữa/ngày.
– Không cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, chơi điện thoại để con tập trung hoàn toàn vào bữa ăn
– Với những trẻ khó ăn cha mẹ cần bình tĩnh, kiên nhẫn khi cho trẻ ăn, Hãy trò chuyện, làm trò, kể những câu chuyện sáng tạo về đồ ăn trong bữa đó để tâm lý con thoải mái. Nếu trẻ đã bị tâm lý sợ ăn sẽ cần 1 thời gian nhất định nên không nên nóng vội.
Cha mẹ hãy kiên nhẫn, trò chuyện giúp con thích thú ăn uống (ảnh minh họa)
Bổ sung sản phẩm kích thích ngon miệng, hấp thu tốt
Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm giúp kích thích sự ngon miệng, hấp thu tối đa các dưỡng chất trong đồ ăn khiến con tăng cân tốt. Ngoài ra, những sản phẩm này còn có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng sức đề kháng…cho trẻ luôn khỏe mạnh, ăn tốt, phát triển toàn diện.