Trẻ sơ sinh biếng ăn, lười bú quấy khóc khiến mẹ lo lắng và vô cùng mệt mỏi. Vậy trẻ sơ sinh biếng ăn mẹ phải làm sao để khắc phục tình trạng này. Trong bài viết này Bacsytructuyen sẽ chia sẻ với các mẹ những lý do vì sao trẻ sơ sinh biếng ăn và cách khắc phục tình trạng này.
Sữa mẹ – nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ sơ sinh
Sữa mẹ bổ sung chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ sơ sinh, sữa mẹ giúp bé có sự phát triển toàn diện, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, chống dị ứng… cho trẻ.
Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ, bao gồm đường, chất béo, đạm, nước là nguồn dinh dưỡng nuôi lớn trẻ. Cơ thể của trẻ tiêu hóa nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ tốt hơn sữa ngoài.
Sữa mẹ chứa tất cả các chất dinh dưỡng và kháng thể mà bé cần, sữa mẹ làm giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường và bệnh bạch cầu ở trẻ em, bảo vệ trẻ khỏi sự nhiễm trùng hô hấp, tai và một số bệnh dị ứng như hen suyễn, chàm.
Sữa mẹ còn có vai trò giúp phát triển hệ miễn dịch tự nhiên của bé bằng cách tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, giúp diệt trừ các vi khuẩn có hại từ đó đẩy lùi nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật…
Với trẻ sơ sinh mẹ cần cho bé bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu, từ tháng thứ 6 trở đi mẹ có thể cho bé tập ăn dặm.
Nếu trong giai đoạn 6 tháng đầu mẹ bú mẹ mà bé có biểu hiện ít bú, mẹ bú thì mẹ cần tìm hiểu ra nguyên nhân và tìm ra chế độ chăm sóc đặc biệt cho trẻ. Vậy trẻ sơ sinh biếng ăn nguyên nhân do đâu?
Vì sao trẻ sơ sinh biếng ăn?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trẻ sơ sinh cần được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và sau 6 tháng mẹ mới cho con ăn dặm. Nếu trong thời gian trẻ sơ sinh bú mẹ mà có biểu hiện trẻ lười bú, bỏ bú thì có thể do những nguyên nhân dưới đây:
Do hệ tiêu hóa của bé hoạt động không tốt
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu và đang dần hoàn thiện khi gặp các triệu chứng rồi loạn tiêu hóa, rối loạn sự co bóp dạ dày và loạn khuẩn đường ruột sẽ khiến cho trẻ buồn nôn, đau bụng, đầy bụng, táo bón hoặc tiêu chảy gây tình trạng biếng ăn.
Do thói quen mẹ cho bé bú không tốt
Các mẹ cho trẻ bú với thời gian quá dài, quá lâu làm cho bé chán ngán và bú ít đi ở những lần sau. Vì vậy, mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu khi con muốn bú thì mẹ cho bú và khi con có những biểu hiện đã bú đủ thì mẹ không nên ép con.
Ngoài ra, cho bé bú không đúng lúc cũng là một nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh biếng ăn. Nếu trẻ quen bú mẹ thì mẹ không nên ép trẻ bú bình hay tạo không khí căng thẳng khi bé bú vì đó cũng là một trong những nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh biếng ăn.
Nếu trẻ biếng ăn phản ứng không thích thì mẹ cũng không nên căng thẳng gây ảnh hưởng đến tâm lý trẻ. Khoảng thời gian thích hợp là cứ cách 3 tiếng mẹ cho trẻ bú 1 lần.
Trẻ sơ sinh biếng ăn do tác dụng phụ của thuốc
Việc sử dụng quá nhiều vitamin, lạm dụng kháng sinh cũng có thể làm cho trẻ biếng ăn thêm. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc cho bé mẹ cần nghe theo sự chỉ định của bác sĩ chứ mẹ không nên tự ý mua thuốc.
Mẹ tuyệt đối không nên hòa thuốc vào sữa cho trẻ bú hoặc uống bởi nó có thể tạo ám ảnh và gây tình trạng sợ bú ở trẻ và dẫn đến tính trạng biếng ăn ở trẻ sơ sinh. Trong trường hợp này tình trạng biếng ăn chỉ xảy ra một giai đoạn ngắn.
Trẻ sơ sinh biếng ăn bẩm sinh
Một trong những nguyên nhân của tình trạng biếng ăn ở trẻ sơ sinh là do trẻ mắc chứng biếng ăn bẩm sinh. Tỷ lệ trẻ sơ sinh biếng ăn bẩm sinh chiếm khoảng dưới 5%, trẻ sinh ra chỉ ngủ, chơi mà không bao giờ đòi bú.
Một số trẻ còn có thể bị biếng ăn sau khi tiêm phòng hoặc sau chấn thương.
Do mắc bệnh
Trẻ sơ sinh sức đề kháng kém nên rất dễ mắc bệnh về tai, mũi, đường hô hấp… cũng khiến trẻ khó chịu không muốn bú. Tình trạng này sẽ chỉ diễn ra ở giai đoạn ngắn, mẹ cần phát hiện sớm để xử lý kịp thời.
Do đầu ti của mẹ cứng hoặc bị tụt sâu khiến bé khó bú
Do thay đổi về mùi vị sữa mẹ: Mùi vị sữa mẹ có thể bị thay đổi do chế độ ăn uống của mẹ như: ăn thức ăn nhiều gia vị, nặng mùi, cay hoặc quá chua caffein hay rượu bia.
Ngoài ra, mẹ ăn nhiều sữa, hành, bắp cải đều có thể khiến trẻ bị đầy hơi, thậm chí đau bụng. Sữa bò, hạt hạnh, bột mì, cá và trứng cũng là một số đồ ăn và đồ uống có thể gây dị ứng ở trẻ.
Biểu hiện của trẻ sơ sinh lười ăn
- Không chịu bú sữa, lười ăn, quấy khóc và khó chịu
- Từ chối nhiều lần ăn dẫn đến tình trạng giảm lượng ăn trung bình
- Không tăng cân và có thể là giảm cân, cơ thể nhỏ do không đủ chất dinh dưỡng phát triển
- Trẻ có thể phát triển thể chất bình thường tuy nhiên có thể sẽ chậm nói, chậm đi nếu như bé lười ăn lâu ngày
- Bé từ chối ăn liên tục trong ít nhất 1 tháng, thường liên quan tới việc bé tập ăn các món hơn sữa và quá trình chuyển ăn bú mẹ sang bú bình, hoặc bằng thìa
Những dấu hiện trên là biểu hiện chứng lười ăn của trẻ sơ sinh khiến các ông bố bà mẹ vô cùng lo lắng. Vì vậy cần có những biện pháp phù hợp để tránh tình trạng tồi tệ hơn.
Để đưa ra được giải pháp điều trị phù hợp thì trước hơn hết bạn cần phải tìm hiểu được rõ nguyên nhân tại sao trẻ lười ăn.
Làm gì khi trẻ sơ sinh biếng ăn?
Từ việc tìm ra nguyên do vì sao trẻ sơ sinh biếng ăn bạn có thể tìm ra một hướng giải quyết thích hợp cho từng trẻ, phù hợp cho từng nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số giải pháp bạn có thể tham khảo khi trẻ sơ sinh biếng ăn:
Tạo thói quen bú cho bé
Chia nhỏ những lần bú, chia các cữ bú rõ ràng về mặt thời gian. Với trẻ sơ sinh bạn nên cách 3 tiếng cho trẻ bú một lần và nên cho trẻ bú bằng ti mẹ.
Mẹ nên cho con bú kịp lúc con đói tráng để trẻ bị quá đói dẫn đến tính trạng quấy khóc mẹ mới cho con bú, khi con bú đủ mẹ không nên ép con dễ gây nôn trớ.
Trong trường hợp trẻ bắt buộc bú bằng bình bạn nên cho trẻ làm quen dần và chọn bình bú có kích cỡ và chất liệu đầu vú phù hợp với trẻ. Mẹ cần duy trì thường xuyên việc gần gũi, tiếp xúc với bé để bé có cảm giác êm ái, yêu thương.
Cho con bú đúng cách
Cho bé bú đúng tư thế để tạo cảm giác thoải mái cho trẻ và tạo điều kiện cho sữa ra đều. Mẹ có thể chọn nơi yên tĩnh cho trẻ bú để tránh mất tập trung.
Điều trị bệnh kịp thời
Khi bạn thấy bé có những biểu hiện khó chịu, những thay đổi ở cơ thể do bị bệnh lý bạn cần kiểm tra ngay cho trẻ để tìm ra bệnh lý và có cách xử lý kịp thời để trẻ không bị mệt mỏi, chán ăn. nếu trẻ bị nhiễm khuẩn ở tai, mũi, họng bạn cần cho bé đi kiểm tra để tìm rõ được nguyên nhân.
Đảm bảo dinh dưỡng
Mẹ cần đảm bảo dinh dưỡng ăn uống để có nguồn sữa ngon và kích thích khả năng bú của bé hơn.
Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ sử dụng men vi sinh, siro ăn ngon để giảm thiểu tình trạng biếng ăn và ngăn ngừa suy dinh dưỡng.