Những điều cần tránh
Cho bé ăn dặm không đúng thời điểm thích hợp: Mẹ không nên để bé uống sữa hoặc ăn các thức ăn xay nhuyễn lâu. Điều này sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Hệ tiêu hóa không được kích thích, dẫn đến bé biếng ăn. Mặt khác, nếu chỉ cho bé ăn cháo hoặc uống sữa, phần hàm của bé sẽ ít được vận động, làm xương hàm kém phát triển, cung hàm hẹp sẽ không đủ chỗ cho các răng khôn mọc sau này dẫn đến tình trạng răng mọc lệch, khiến bé tự ti khi lớn lên.
Treo “thưởng” miếng ăn cho bé: Dù bé có ăn nhanh hơn khi được mẹ hứa hẹn sẽ cho những phần thưởng hấp dẫn như kẹo, bim bim… những phần thưởng này cũng không thể thay đổi khẩu vị của bé. Thậm chí, làm bé có suy nghĩ phần thưởng còn có giá trị hơn cả bát cháo.
Không có bàn ăn cho bé: Nếu để bé vừa đi vừa ăn hoặc, về lâu dài, bé sẽ ngày càng hiếu động, không chịu ngồi ăn và các buổi ăn của bé sẽ kéo dài đến vô tận, vô cùng mệt mỏi.
Không thay đổi thực đơn, không đa dạng cách chế biến: Nhiều mẹ tuy thay đổi các món ăn nhưng các món ăn vẫn có hương vị tương tự vì cách chế biến giống nhau. Vì vậy, bé sẽ chán và lười ăn, khiến bé dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch yếu.
– Cho bé ăn vặt từng bữa nhỏ liên tục: Những buổi ăn vặt và kéo dài khiến dạ dày bé lúc nào cũng ở trong tình trạng “lơ lửng”. Bé sẽ không bao giờ có cảm giác đói, từ đó cũng hiếm khi thấy ăn uống là ngon miệng nên sẽ ăn ít, lâu dần dẫn đến biếng ăn.
Chiến lược một “đấu” một: Khi bé bắt đầu biết nhận thức, ăn một mình khiến bé buồn chán, không có hứng thú ăn uống.
Những điều mẹ nên làm để phòng tránh bé biếng ăn
Xác định thời điểm ăn dặm đúng cách: Mẹ nên cho bé ăn dặm ở gia đoạn bé đạt 6 tháng tuổi từ bột loãng rồi chuyển dần sang bột đặc, sau đó là dạng thức ăn nghiền có chứa các thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng. Từ tháng thứ 9, mẹ cho bé ăn cháo. Sau đó, khi bé tập đi và có răng, các thức ăn như thịt, rau xanh chỉ băm nhỏ để kích thích bé tập nhai. Dù vậy, không nên quá vội vàng trong việc chuyển chế độ dinh dưỡng và hình thức ăn uống tránh trường hợp bé chậm phát triển do rối loạn tiêu hóa gây nên.
Tạo thói quen ăn uống khoa học: Để tránh trường hợp bé biếng ăn do mất tập trung, mẹ cần tạo thói quen ngồi ghế ăn cao và đàng hoàng ngay từ đầu cho bé. Nếu bé bị phân tâm, mẹ hãy cho bé nghịch ngay chính những thức ăn của bé. Như vậy, bé có thể ăn hết bát cháo, tập nhai thô và tìm hiểu được kết cầu, hình dạng của chính các loại thức ăn bé ăn.
Hãy để bé được ngồi cùng bàn và ăn chung với cả gia đình. Bé thích bắt chước nên nếu được nhìn thấy cả nhà ăn cơm ngon lành, bé cũng sẽ có hứng thú ăn uống hơn.
Đa dạng thực đơn và cách chế biến các món ăn: Việc này sẽ tránh được việc bé chán ăn do ngán. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé uống thêm các vi chất dinh dưỡng như kẽm, vitamin nhóm B, men vi sinh để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
Trên đây là những cách giúp mẹ phòng ngừa chứng biếng ăn cho bé tập đi. Ngoài ra, khi bé biếng ăn, mẹ có thể cho bé đi học sớm nếu thấy bé đã đạt độ tuổi thích hợp. Bé được ăn ở lớp cùng bạn bè sẽ nhanh chóng bỏ được tật biếng ăn đấy. Chúc bé của mẹ luôn vui khỏe và phát triển toàn diện nhé!