6 nguyên tắc trị trẻ biếng ăn dặm đảm bảo thành công

0
1152

Cho trẻ ăn dặm quá sớm

Thời điểm tốt nhất để cho trẻ ăn dặm là bắt đầu từ tháng thứ 6. Trước đó, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, khó hấp thu thức ăn. Nếu mẹ ép trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn dặm, con sẽ dễ bị đầy bụng, khó chịu.

Do chưa quen thức ăn mới

Việc chuyển từ thức ăn dạng lỏng như sữa sang bột hay cháo ở dạng đặc hơn sẽ khiến trẻ không quen và có thể lười ăn ở giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm.

Trẻ bị rối loạn cấu trúc thức ăn

Cấu trúc thức ăn cho trẻ ăn dặm rất quan trọng. Mẹ đổi cấu trúc thức ăn trễ 1 tháng so với độ tuổi sẽ khiến con lười ăn hơn. Ví dụ, trẻ 9 tháng tuổi đã biết nhai trệu trạo. Nên con cần được tập nhai bằng thức ăn ở dạng thô hơn. Lúc này, thức ăn xay nhuyễn đã không còn phù hợp với con nữa. Nếu mẹ vẫn tiếp tục giới thiệu thức ăn nhuyễn mịn, trẻ sẽ không muốn ăn.

 

Trẻ biếng ăn dặm có thể là do cấu trúc thức ăn không phù hợp (Nguồn ảnh: Internet)

Cho trẻ ăn dặm sai cách

Người lớn thường nhầm tưởng trẻ sẽ ăn nhiều hơn khi được cho đi dong, chơi đồ chơi hay xem tivi. Tuy nhiên, đó lại chính là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn do bị mất tập trung. Ăn uống không tập trung làm cho trẻ không cảm nhận được mùi vị thức ăn, việc nhai nuốt cũng không được đảm bảo. Từ đó khiến con gặp các vấn đề tiêu hóa như: táo bón, đi ngoài phân sống, đi phân nhầy.

Cho trẻ ăn quá nhiều bữa một ngày

Ở mỗi độ tuổi, nhu cầu năng lượng của bé khác nhau. Mẹ cần biết cho trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ để thiết lập khẩu phần ăn hợp lý. Bị ép ăn quá nhu cầu sẽ khiến trẻ chán và sợ ăn.

Thực đơn nhàm chán, thiếu chất

Vị giác của trẻ rất nhạy cảm. Chúng sẽ không thể ăn ngon lành khi phải ăn mãi một món cháo. Ngoài ra, mẹ chỉ nấu cháo với nước hầm xương lâu ngày sẽ khiến bé bị thiếu chất, còi xương, khó tiêu và biếng ăn hơn.

Trẻ gặp vấn đề về sức khỏe

Trẻ mọc răng, ngứa lợi, rối loạn tiêu hóa, mắc các bệnh do virus, vi khuẩn sẽ cảm thấy mệt mỏi và không muốn ăn. Khi thấy con có dấu hiệu của bất kỳ bệnh lý nào, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám. Điều trị khỏi bệnh sẽ giúp trẻ ăn uống ngon miệng trở lại.

Thực đơn nghèo nàn cũng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn (Nguồn ảnh: Internet)

Trẻ bị thiếu kẽm

Thực tế cho thấy, nhiều trẻ dưới 1 tuổi bị thiếu kẽm. Đây là một trong những vi chất quan trọng giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, phát triển chiều cao, chức năng sinh dục… Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế Giới (WHO), trẻ trong độ tuổi 5-12 tháng cần bổ sung 5-8mg kẽm mỗi ngày; trẻ 1-10 tuổi cần 10-15mg/ ngày để phát triển chiều cao và thể chất tối ưu.

Trẻ bị thiếu kẽm dẫn tới biếng ăn

Khi cơ thể bị thiếu kẽm, trẻ sẽ mất cảm giác ngon miệng, rối loạn vị giác dẫn tới biếng ăn, nôn không rõ nguyên nhân, suy dinh dưỡng… Bởi vậy, các bậc cha mẹ cần tích cực bổ sung kẽm cho trẻ qua chế độ dinh dưỡng tăng cường sử dụng một số loại thực phẩm như thịt thăn heo… Để trẻ hấp thu kẽm hiệu quả, mẹ nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ các loại trái cây như cam, quýt, bưởi…

Thực đơn chưa phong phú, khoa học

Trẻ thường bắt đầu tập ăn dặm trong giai đoạn 4-6 tháng tuổi. Lúc này, trẻ được tiếp xúc với những thực phẩm mới, trải nghiệm các mùi vị khác nhau nên rất tò mò, kích thích. Tuy nhiên, khi 10-12 tháng tuổi, sau một thời gian ăn dặm khá dài, trẻ đã được làm quen với hầu hết các loại thực phẩm. Thực đơn ăn dặm chưa phong phú, ít thay đổi về cách chế biến, mùi vị sẽ khiến vị giác ít được kích thích, trẻ cảm thấy nhàm chán, dẫn tới tâm lý lười ăn, bỏ bữa.

Để khắc phục tình trạng này, các mẹ cần lên một thực đơn đa dạng cho trẻ với nhiều nguyên liệu, thực phẩm khác nhau và thay đổi cách chế biến, từ đó tạo hứng thú cho trẻ trong mỗi bữa ăn.

Sợ bị ép ăn

Liệu các bậc cha mẹ có chắc mình hiểu rõ con thích hay ghét món ăn nào? Biếng ăn do tâm lý là một trong những nguyên nhân khiến mỗi bữa ăn trở thành cực hình với trẻ.

Trẻ sợ bị ép ăn

Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ chưa hiểu tâm lý của con, không quan tâm xem trẻ có thích món ăn đó không hay trẻ đã ăn đủ no chưa… Bởi vậy, khi thấy trẻ không ăn hoặc ăn ít thì họ lại cố gắng ép con ăn bằng mọi cách mà không quan tâm tới lý do vì sao trẻ biếng ăn dặm. Điều này vô tình khiến trẻ càng sợ ăn hơn và tình trạng biếng ăn khó có thể cải thiện.

Trẻ hay ăn vặt

Trong nhiều trường hợp, cha mẹ chiều theo sở thích của trẻ mà cho con ăn snack, khoai tây chiên… Đây là những món ăn vặt được trẻ yêu thích nhưng chứa nhiều chất phụ gia, gây ảnh hưởng xấu tới đường ruột, dễ gây các bệnh lý đường tiêu hóa.

Mặt khác, đồ ăn vặt là một trong nhưng nguyên nhân khiến trẻ không còn hào hứng với những bữa ăn khi đã “lửng dạ”. Theo thời gian, tình trạng biếng ăn kéo dài khiến trẻ chậm tăng cân và phát triển chiều cao.

Biếng ăn sinh lý theo giai đoạn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhiều trẻ biếng ăn theo từng giai đoạn phát triển. Khi đó, dù trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng đột nhiên không thấy hứng thú trong ăn uống. Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.

Thực tế, khoảng thời gian trẻ biếng ăn sinh lý thường trùng với một số thời điểm như khi bé biết lẫy, ngồi, đứng, tập đi… Các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng vì sau đó, trẻ sẽ ăn uống bình thường trở lại. Tuy nhiên, nếu tình trạng biếng ăn kéo dài 1 tuần hoặc lâu hơn thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám và tìm biện pháp khắc phục để tránh hình thành thói quen lười ăn ở trẻ.

Biếng ăn bẩm sinh

Theo thống kê, có khoảng 5% trẻ biếng ăn bẩm sinh. Ở những trường hợp này, ngay từ khi sinh ra, trẻ chỉ muốn chơi mà không bao giờ đòi bú, đòi ăn.

Đối với những trẻ biếng ăn bẩm sinh, cha mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ dinh dưỡng để được thăm khám. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống và cách chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ để cải thiện tình trạng này. Cha mẹ cần chủ động cho trẻ ăn để tránh bị quá đói, ảnh hưởng tới sức khỏe.

6 nguyên tắc trị trẻ biếng ăn dặm đảm bảo thành công

1. Chế biến cấu trúc thức ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ

Nhiều mẹ sợ rằng thức ăn quá thô sẽ khiến con khó nuốt và bị hóc. Tuy nhiên, hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng Anh và Viện Nhi khoa của Mỹ khẳng định rằng, cấu trúc thức ăn không phụ thuộc vào số răng trẻ có, mà liên quan đến sự phát triển não bộ theo độ tuổi. Được nhai thức ăn sẽ góp phần giúp trẻ không biếng ăn.

Dưới đây là cấu trúc thức ăn dặm phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Mẹ nên tham khảo và áp dụng đúng để tránh nguyên nhân trẻ biếng ăn dặm do cấu trúc thức ăn.

  • Trẻ 5-6 tháng tuổi

Trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm, chủ yếu cần tập cho trẻ ăn bằng muỗng và làm quen mùi vị của các thực phẩm khác ngoài sữa. Cấu trúc thức ăn phù hợp cho trẻ ở giai đoạn này là bột sánh.

  • Trẻ 7-8 tháng tuổi

Giai đoạn này, trẻ đã tập dùng lưỡi đưa thức ăn vào cổ họng và nuốt xuống. Thức ăn nên được ninh mềm, nghiền sơ và sánh để trẻ tự làm tan bằng lưỡi rồi nuốt.

  • Trẻ 9-11 tháng tuổi

Sang giai đoạn này, trẻ đã biết nhai trệu trạo. Vì vậy, thức ăn của trẻ chỉ cần được ninh mềm, cắt to khoảng 0,5 cm, dài 2 – 3 cm để trẻ có thể tự bốc ăn và nghiền nát bằng lợi.

  • Trẻ 12-15 tháng tuổi

Lúc này, trẻ đã có nhiều răng hơn nên có thể nhai thức ăn bằng răng. Mẹ chỉ cần nấu thức ăn sao cho mềm đễ con có thể nhai được.

Được nhai thức ăn sẽ góp phần giúp trẻ bớt biếng ăn(Nguồn ảnh: Internet)

2. Thường xuyên thay đổi thực đơn

Mẹ nên cho bé ăn uống đa dạng, đổi món ăn thường xuyên để con có thể thưởng thức được nhiều mùi vị khác nhau. Đồng thời cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng mà không làm bé ngấy.

3. Không ép trẻ ăn

Việc thúc ép, quát mắng trẻ sẽ khiến con có cảm giác sợ ăn. Nếu bé không muốn ăn món đó hoặc chỉ ăn được một phần, mẹ có thể cho con uống sữa bù hoặc ăn bù bằng món ăn bé thích.

4. Bữa ăn chỉ tối đa 25 – 35 phút

Mẹ không nên hình thành cho trẻ thói quen xấu như phải đi ăn rong, xem tivi khi ăn. Mà mẹ nên lấy đó làm động lực thúc đẩy trẻ như hứa ăn xong sẽ cho xem ti vi, đi chơi… Như vậy, trẻ sẽ tập trung vào bữa ăn, cảm nhận được mùi vị và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Mỗi bữa chỉ nên kéo dài 25 – 35 phút.

5. Mẹ nên bổ sung bữa phụ hợp lý

Mẹ nên cho trẻ tập ăn khi đói bụng. Tuyệt đối không cho bé bú hay uống sữa trước khi ăn. Với những trẻ uống hơn 1 lít sữa một ngày thì sẽ không thể ăn thêm được các đồ ăn dặm nữa. Do đó, các mẹ nên giảm bớt lượng sữa để bé có cảm giác đói và muốn ăn dặm. Tốt nhất, ở giai đoạn đầu của thời kì ăn dặm, một ngày, mẹ nên cho trẻ uống từ 500 – 700 ml sữa cùng với 1 hoặc 2 bữa ăn.

6. Cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ

Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, trẻ biếng ăn dặm một phần là do hệ tiêu hóa yếu. Cải thiện hệ tiêu hóa sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Mẹ có thể cải thiện hệ tiêu hóa cho bé bằng việc bổ sung siro thảo dược giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here