Giải mã tất tần tật những câu hỏi thường gặp về thoái hóa đốt sống cổ

0
1505

Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh đang dần trở nên trẻ hóa và mang đến cho người bệnh nhiều phiền toái trong cuộc sống. Đối với bệnh lý này, nhiều người vẫn còn đang mơ hồ chưa rõ các thông tin liên quan. Bài viết sau đây của Hello Bacsi sẽ là lời giải đáp cho tất cả những thắc mắc thường gặp của người bệnh. 

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thật sự nguy hiểm?

Thoái hóa đốt sống cổ được xem là một trong những bệnh lý đặc biệt gây nguy hiểm đến hệ thần kinh cột sống. Tuy nhiên, hiện nay vẫn nhiều bệnh nhân chưa nhận thức được sự tai hại của căn bệnh này. Thông thường, người bệnh chỉ đến khám khi bệnh tình đã kéo dài được một thời gian, gây nên những biến chứng sâu nặng ảnh hưởng đến cuộc sống. Bệnh thoái hóa đốt sống được phân chia theo 5 mức độ như sau:

  • Mức 1: Bệnh nhân cảm thấy hơi đau nhức phần cổ vai gáy. Các biểu hiện ở giai đoạn này khá mờ nhạt, không rõ ràng.
  • Mức 2: Tình trạng đau mỏi kéo dài trong nhiều ngày liền nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến dáng đi của người bệnh.
  • Mức 3: Dáng đi bắt đầu bị thay đổi nhưng chúng ta vẫn có thể sinh hoạt bình thường.
  • Mức 4: Tình trạng thay đổi nghiêm trọng hơn, lúc này bạn sẽ cần sự trợ giúp trong việc đi lại.
  • Mức 5: Các đốt sống đã bị tổn thương nặng nề, người bệnh có thể sẽ bị bại liệt.

Thoái hóa cột sống cổ ở các vị trí C5-C6-C7 là thường gặp nhất. Vậy nên, đi kèm theo đó sẽ là các biến chứng như: hội chứng thần kinh gây đau mỏi vai gáy, ù tai, chóng mặt, yếu và tê bì chân tay khiến việc vận động khó khăn. Nếu bạn để tình trạng diễn biến xấu đi, sẽ có thể gây ra các rối loạn tuần hoàn máu, chèn ép tủy cổ gây teo cơ, bại liệt tứ chi…

Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?

Dinh dưỡng là một yếu tố không thể bỏ qua nếu bạn muốn cải thiện tình trạng xương khớp của mình. Vậy những bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì? Sau đây Bacsytructuyen sẽ cung cấp cho bạn những chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình điều trị chứng bệnh này.

♦ Axit béo omega-3: là một dạng acid béo không no cần thiết cho con người để chống lại quá trình sưng viêm cơ khớp nhưng cơ thể chúng ta không có khả năng tự tổng hợp được chất dinh dưỡng này. Bạn có thể bổ sung omega-3 bằng cách ăn các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá thu, cá mòi, hạt lanh, quả óc chó và rau xanh… Nếu bạn không thích ăn cá, bạn có thể sử dụng dầu cá để bổ sung.

♦ Chất chống oxy hóa và chất xơ: Mỗi ngày, bạn nên cố gắng bổ sung thêm rau và trái cây cho mỗi khẩu phần ăn. Những thực phẩm có nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa sẽ giúp thanh lọc cơ thể, chống viêm, ngăn ngừa xương bị lão hóa. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chất xơ từ đậu và ngũ cốc cũng như trái cây và rau quả giúp làm giảm chỉ số viêm trong máu người. Đặc biệt, đối với nam giới, chỉ số này chỉ còn 1/3 so với người bình thường.

♦ Canxi và vitamin D: Thoái hóa đốt sống cổ là do hao mòn đốt sống ở cổ. Vậy nên để giữ cho xương của bạn khỏe mạnh nhất có thể thì canxi là một dưỡng chất quan trọng không thể thiếu. Việc bổ sung thêm vitamin D sẽ giúp cho cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi mà bạn nạp vào. Khuyến nghị cho một người trưởng thành trung bình là 1.000-1.500 miligam canxi và 400-800 IU vitamin D mỗi ngày. Bạn có thể lựa chọn các viên uống bổ sung hoặc đọc kỹ bảng thành phần các thực phẩm bạn dùng hàng ngày.

♦ Magie: Hiện nay, giới y khoa đang ngày càng nhận ra giá trị của magie trong các vấn đề về sức khỏe của xương. Nếu bạn không nhận đủ magie, bạn có thể dễ bị đau cổ, căng cơ và đau nhức cơ bắp. Magiê là một khoáng chất thiết yếu cần thiết cho sự co giãn và cử động linh hoạt của các cơ. Bạn có thể tìm thấy magie trong trái cây, rau quả, các loại hạt, đậu và ngũ cốc. Nhu cầu magie hàng ngày được đề nghị cho người trưởng thành sẽ khoảng 400 mg cho nam giới và 320 mg cho nữ giới.

♦ Nước: Là một thành phần khá quen thuộc và rất cần thiết cho cơ thể nhưng chúng ta vẫn thường lãng quên đi. Khi cơ thể bị mất nước, nồng độ các chất điện giải và khoáng chất sẽ tăng lên dẫn đến đột nhớt của máu sẽ tăng, làm ảnh hưởng đến sự vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể trở nên khó khăn. Bạn có thể thấy, nếu không nạp đủ chất lỏng vào cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng đau khớp, cơ thể bị suy nhược và mệt mỏi.

Người bệnh nên kiêng ăn gì khi bị thoái hóa đốt sống cổ?

Khi cơ thể gặp vấn đề về xương khớp, bên cạnh những chất dinh dưỡng cần thiết trong mỗi bữa ăn, bạn cũng cần phải kiêng cữ một số nhóm thực phẩm gây hại cho xương như: chất béo bão hòa và axit arachidonic là 2 nhóm chất chính gây viêm trong cơ thể người.

Những chất béo này thường được tìm thấy trong thịt và sản phẩm làm từ sữa. Nếu cơ thể phải tiêu thụ quá nhiều thực phẩm làm từ sữa hoặc có lượng chất béo cao sẽ làm gây tăng cân và làm cho quá trình sưng viêm diễn ra nhanh chóng hơn.

Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên sử dụng rượu bia và hút thuốc sẽ dễ dẫn đến tình trạng xương bị giòn và suy yếu. Nồng độ cồn cao trong rượu bia sẽ ngăn cản cơ thể hấp thụ magie và canxi, dẫn đến sự đào thải chúng ra ngoài bằng đường tiểu, lúc này chúng ta sẽ dễ bị thiếu dưỡng chất nuôi dưỡng xương. Hút thuốc lá và các chất kích thích khác sẽ gây hại đến các vết thương đang có trong xương, khiến tình trạng bệnh của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ có được tập gym?

Tập gym hiện nay là bộ môn giúp bạn thay đổi hình thể nhanh chóng và mang đến những ích lợi về sức khỏe cho người tập. Vậy đối với một người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ thì có nên tiếp tục việc tập gym hay không?

Câu trả lời là bạn có thể luyện tập nếu các cơn đau không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, các bệnh nhân gặp vấn đề về đốt sống cổ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiếp tục luyện tập.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?

Trên thực tế, thoái hóa đốt sống cổ không phải là một bệnh lý khó điều trị nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời, họ sẽ nhanh chóng trị dứt điểm được căn bệnh này.

Có rất nhiều cách để chữa trị thoái hóa đốt sống cổ và hai phương pháp được nhiều người nghĩ đến chính là: dùng thuốc và phẫu thuật đốt sống. Tuy nhiên, nếu bạn dùng thuốc lâu ngày sẽ dễ bị lạm dụng các loại thuốc giảm đau, không thể trị tận gốc bệnh tình mà còn chịu thêm các tác dụng phụ của thuốc đến cơ thể. Phẫu thuật cũng không hẳn là sự lựa chọn an toàn cho người bệnh vì có thể đem lại các biến chứng không ngờ tới.

Ngoài hai phương pháp kể trên, phương pháp trị liệu thần kinh cột sống cũng đang được các bác sĩ chuyên khoa lựa chọn để điều trị thoái hóa cột sống cổ. Phương pháp này dựa trên cơ chế hệ thần kinh cột sống có thể điều khiển mọi hoạt động trong cơ thể.

Khi bác sĩ tiến hành nắn chỉnh các khớp, đốt sống bị sai lệch về đúng vị trí, sẽ giải phóng sự chèn ép lên các dây thần kinh, khiến các tín hiệu dẫn truyền thông suốt, từ đó giúp giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn các cơn đau nhức và cả các triệu chứng đau tê lan ở những vị trí khác.

Khi áp dụng liệu pháp này, người bệnh sẽ được chữa trị theo một cách lành tính nhất, an toàn, không cần dùng thuốc giảm đau và không phẫu thuật. Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ chỉ định điều trị kết hợp phương pháp vật lý trị liệu và tập phục hồi chức năng, sẽ giúp cho bệnh nhân có thể hồi phục nhanh hơn và tránh tái phát.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here