Nguy cơ nhiễm COVID-19 từ quần áo và giày dép

0
1135

Bạn có thể bị nhiễm COVID-19 thông qua quần áo hoặc giày dép, nhưng rủi ro xảy ra thường rất thấp.

COVID-19 do virus SARS-CoV-2 xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12-2019 tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Trong một khoảng thời gian ngắn, virus đã lây lan với tốc độ khủng khiếp và sau 4 tháng, nó đã trở thành đại dịch trên toàn thế giới.

Theo các chuyên gia, virus SARS-CoV-2 lây truyền qua 4 con đường chính:

  • Lây truyền qua không khí: tiếp xúc với nước bọt người bệnh khi ho, hắt hơi và virus sẽ xâm nhập vào đường hô hấp
  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, bắt tay khi không thực hiện các biện pháp dự phòng như rửa tay…
  • Lây truyền khi tiếp xúc với các bề mặt nhiễm bẩn, như bề mặt gỗ, đá, thép, sắt, vải… có thời gian tồn tại khá lâu. Bạn sẽ có nguy cơ nhiễm COVID-19 nếu sờ tay vào các bề mặt này và đưa lên mắt mũi miệng.
  • Lây truyền qua đường phân, chủ yếu là ở những người thường chăm sóc người bệnh.

Do đó, để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa COVID-19 hiệu quả, chẳng hạn như rửa tay sạch sẽ, đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, thường xuyên làm sạch và khử trùng nhà…

Tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa trên có thực sự giúp bạn không bị nhiễm virus hoàn toàn? Thực tế, bạn vẫn có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 khi đi ra ngoài, như đi siêu thị hoặc chợ. Virus có thể bám vào quần áo hoặc giày dép của bạn và sẽ có cơ hội xâm nhập vào hệ hô hấp nếu bạn chạm tay vào những đồ vật này. Vậy thực hư chuyện này như thế nào?

Rủi ro nhiễm COVID-19 từ quần áo là rất thấp

Theo Vincent Hsu, bác sĩ nội khoa, y tế dự phòng và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, cho biết: “Mỗi ngày, khi bạn ra đường và ghé thăm người thân, bạn bè hoặc đi siêu thị, virus sẽ có khả năng bám trên quần áo hoặc giày dép. Tuy nhiên, chúng tôi không cho rằng đây là một nguồn lây nhiễm đáng kể”.

Theo bác sĩ, đến hiện tại vẫn chưa có ca ghi nhận về việc truyền nhiễm coronavirus chủng mới thông qua quần áo và giày dép.

Chúng ra biết rằng SARS-CoV-2 có khả năng sống trên các bề mặt khác nhau, bên ngoài cơ thể. Tùy thuộc vào loại bề mặt, các chuyên gia ước tính virus có thể tồn tại trong vài giờ cho đến vài ngày.

Kim loại và nhựa được xem là nơi trú ẩn tuyệt vời dành cho virus, với thời gian sống tối đa 2-3 ngày. Tuy nhiên, quần áo không phải là nơi tốt cho coronavirus chủng mới sinh sống.

Độ ẩm chính là yếu tố môi trường quan trọng để đánh giá virus có thể phát triển hay không. Song, các loại vải thường không có đặc tính này. Ngoài ra, trên bề mặt vải có nhiều lỗ nhỏ sẽ giúp nó nhanh chóng khô thoáng hơn các bề mặt cứng. Do đó, virus sẽ khó sinh trưởng hơn ở trên quần áo.

Có nên giặt quần áo ngay khi từ bên ngoài về?

Nếu bạn tiếp xúc vời người nhiễm COVID-19 hoặc bất ai nghi ngờ nhiễm bệnh, hãy thường xuyên giặt quần áo để tránh virus bám lâu trên các bề mặt này. Thông thường, nhân viên y tế và hàng không sẽ có nguy cơ cao tiếp xúc với người bệnh.

Nếu bạn chỉ ra ngoài để đi mua sắm thì không nhất thiết phải giặt đồ ngay sau khi về. Tuy nhiên, nếu bạn không giữ khoảng cách 2 mét với những người khác, đặc biệt là người có triệu ho hoặc hắt hơi, hãy nhanh chóng giặt đồ ngay nhé.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên rửa tay sạch sẽ khi đi từ bên ngoài về và khử trùng những đồ dùng khác xung quanh nhà, như vệ sinh điện thoại, tay nắm cửa…

Vệ sinh giày dép sau khi đi từ bên ngoài về

Giày dép thường bẩn hơn quần áo, vì vậy chúng có thể mang virus, vi khuẩn và các chất có hại khác vào nhà.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giày dép cũng không phải là nguồn lây nhiễm COVID-19 nghiêm trọng vì chúng ta ít khi chạm tay vào chúng và đưa lên mắt mũi miệng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn hãy để giày dép ở ngoài cửa, không nên mang vào trong nhà. Nếu muốn mang chúng vào trong, bạn hãy vệ sinh sạch sẽ và để khô ráo để tránh virus còn bám trên giày nhé.

Mặc dù hiện nay có nhiều người lo ngại bị nhiễm COVID-19 qua động vật, đồ đạc, nhưng thực tế con đường lây nhiễm chính vẫn là từ người qua người. Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe là hãy tuân thủ các yêu cầu phòng ngừa của Bộ Y tế, thực hiện giãn cách xã hội.

Nếu bạn có các triệu chứng coronavirus chủng mới hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh do từng tiếp xúc với người nhiễm bệnh, hãy nhanh chóng gọi điện đến đường dây nóng 1900 3228 và 1900 9095 của Bộ Y tế. Không nên tự ý đến những nơi khám bệnh vì có thể lây nhiễm cho mọi ngườ

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here