Thực đơn khỏe xương giữ dáng cho người bị thoát vị đĩa đệm

0
1029

Chế độ dinh dưỡng của người bệnh là một yếu tố quan trọng góp phần giúp họ hồi phục nhanh hơn. Vậy bệnh thoát vị đĩa điệm nên ăn gì? Có những lưu ý gì khi nấu ăn cho người thoát vị đĩa đệm?

Nhằm cung cấp những kiến thức cho người bệnh rõ hơn về vấn đề ăn uống tại nhà, Hello Bacsi xin chia sẻ cùng bạn thông bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì qua bài viết sau đây.

Bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Top 5 món ăn giúp khỏe xương cho người bị thoát vị đĩa đệm

#1. Canh củ sen hầm sườn heo

Không chỉ là món ăn bổ dưỡng cho cả nhà mà còn là lựa chọn tốt của người bị thoát vị đĩa đệm. Món canh cung cấp chất protein, canxi, vitamin và hàm lượng chất xơ vừa bổ máu lại nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể và giúp xương chắc khỏe hơn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 củ sen tươi trọng lượng khoảng 300 gram
  • Sườn heo: 150 gram
  • 1,5 lít nước dùng
  • Hành lá, rau mùi (ngò nhí)
  • Nước tương, giấm, đường, muối và hạt gia vị.

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Củ sen sau khi mua về, bạn gọt vỏ và cắt thành lát vừa ăn, rửa sạch rồi ngâm vào nước muối loãng để củ sen không bị đen. Sườn non rửa sạch với nước muối và chặt khúc vừa ăn. Hành lá và rau mùi đem cắt nhỏ.

Bước 2: Nấu nước dùng

Cho 1,5 lít nước vào nồi, nêm thêm các gia vị, rồi cho sườn heo vào ninh khoảng 1 tiếng. Sau đó, bạn vớt củ sen trong nước muối ra rồi cho vào nồi hầm chung với sườn heo. Nêm nước dùng vừa ăn theo khẩu vị của bạn, đóng nắp nồi, hầm tiếp trong 15-20 phút.

Bước 3: Nêm nếm lại vị rồi múc ra tô, cho hành và rau mùi đã cắt vào.

#2. Cơm gạo lứt muối mè

Theo các nghiên cứu dinh dưỡng, gạo lứt có tác dụng lọc canxi trong máu để nuôi dưỡng các đốt xương trong cơ thể, giảm thiểu các bệnh về xương khớp. Đặc biệt, trong thành phần của gạo lứt có chứa phytosterol và sterolin là 2 thành phần có tác dụng kháng viêm cao. Vậy nên, món cơm gạo lứt muối mè là lựa chọn thích hợp dành cho người bị thoát vị đĩa đệm để dùng thay cơm trắng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gạo lứt khoảng 300 gram (đủ cho một người ăn 1 ngày)
  • Muối mè: 200 gram

Cách thực hiện:

Bước 1: Vo sạch gạo lứt qua 1-2 lần nước. Lưu ý nên vo gạo thật nhẹ tay để không làm mất đi lớp dưỡng chất.

Bước 2: Đem gạo đi nấu như nấu cơm bình thường, nên cho nước gấp đôi gạo bình thường để cơm mềm.

Bước 3: Sau khi cơm chín, bạn rắc muối mè lên và thưởng thức với các món ăn khác.

#3. Cá hồi kho tộ

Cá hồi là một trong những thực phẩm chứa nhiều omega-3, đây là thành phần giúp nuôi dưỡng tốt cho xương. Món ăn cá hồi kho tộ khá dễ nấu, người bị thoát vị đĩa đệm có thể dùng món ăn này để thay thế các loại canh bổ khác.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cá hồi phi lê: 200-300 gram
  • Hành lá, rau mùi trang trí
  • Đường, nước mắm, dầu ăn, muối, tiêu…

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế cá: rửa sạch, cạo vảy, dùng muối chà vào thân cá. Để ráo nước trong 30 phút rồi dùng giấy thấm thân cá cho khô. Cắt cá ra thành từng khứa vừa ăn.

Bước 2: Ướp cá với gia vị: tiêu, nước mắm, đường, hạt nêm.

Bước 3: Để món cá hồi kho tộ thơm hơn, bạn dùng nồi đất để nấu. Đầu tiên, bạn cho 3 thìa cà phê đường, với 3 thìa súp nước lạnh vào nồi và đun với lửa lớn đến khi đường chuyển màu vàng cánh gián thì tắt bếp. Xếp các khứa cá đã thấm ướt gia vị vào nồi, thêm 2 thìa súp nước mắm, 2 thìa súp đường, rắc hạt tiêu. Cho thêm khoảng 50ml nước vào nồi.

Bước 4: Để lửa nhỏ và nấu, không đậy nắp nồi. Nêm lại tùy theo khẩu vị của bạn.

Bước 5: Đến khi nước trong nồi cạn dần và sệt lại thì tắt bếp. Múc ra đĩa, cho thêm hành lá cắt nhỏ, một vài lát ớt và thưởng thức.

#4. Cháo đại táo

Đại táo là dược liệu có vị ngọt, tính bình với tác dụng bồi bổ tỳ vị, điều hòa khí huyết thường xuất hiện trong rất nhiều đơn thuốc. Với công dụng giải nhiệt cơ thể, giảm xưng viêm, cháo đại táo là một món ăn hỗ trợ người bị thoát vị đĩa đệm hạn chế những cơn đau và nóng tại khu vực tổn thương.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gạo tẻ: 100 gram
  • Đậu đỏ: 50 gram
  • Bạch linh: 20 gram
  • 10 quả đại táo
  • Các gia vị khác

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Vo sạch gạo tẻ với nước. Đại táo và đậu đỏ rửa sạch.

Bước 2: Bắc 1 nồi nước 1,5 lít, cho gạo tẻ, đại táo và đậu đỏ vào, để lửa nhỏ, ninh tất cả các nguyên liệu trên chín mềm.

Bước 3: Khi cháo nhừ thì cho bột bạch linh vào nấu chung và nêm nếm gia vị vừa ăn.

Bước 4: Nấu thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp, múc cháo ra bát và dùng ngay khi còn nóng.

#5. Súp lơ xanh xào tôm

Súp lơ xanh xào tôm là món ăn dễ nấu, dễ dùng. Trong món ăn này có tôm là loại hải sản chứa nhiều canxi, sắt, B12 cùng súp lơ xanh có chứa sulforaphane là thành phần hỗ trợ giảm viêm khớp. Sự kết hợp này đã tạo nên một món ăn giàu hương vị và tốt cho sức khỏe của người bị thoát vị đĩa đệm.  

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Tôm: 300 gram
  • Súp lơ: 1/2 cái
  • 1 thìa súp dầu hào
  • 1 củ hành khô
  • Muối, bột ngọt và các gia vị khác.

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Tôm bóc vỏ, rửa với nước. Súp lơ cắt miếng nhỏ rồi rửa với nước muối.

Bước 2: Cho 2 thìa súp dầu ăn vào chảo cho nóng rồi bỏ hành khô băm nhỏ vào phi thơm.

Bước 3: Xào súp lơ, sau đó cho tôm vào xào cùng. Cho dầu hào, gia vị nêm cho vừa.

Bước 4: Múc ra đĩa, thêm hành lá trang trí và thưởng thức.

Những lưu ý khi nấu ăn cho người bệnh thoát vị đĩa đệm 

Để đảm bảo cho sức khỏe của bệnh nhân bị chứng thoát vị đĩa đệm tại nhà, khi nấu các món ăn trên, bạn cần lưu ý một vài điều sau:

  • Không nấu quá mặn: Sử dụng thực phẩm có nhiều muối hoặc có vị quá mặn sẽ làm cho canxi bị đào thải qua thận, khiến lượng canxi trong cơ thể bị thiếu hụt.
  • Nên sử dụng chất béo từ thực vật: Dầu mỡ từ nguồn gốc từ động vật thường có nguy cơ viêm nhiễm cao, không tốt cho người bệnh xương khớp. Bạn có thể sử dụng dầu ăn từ nguồn gốc thực vật như dầu oliu để thay thế.
  • Nên dùng các loại gia vị có tính ấm nóng: Những gia vị có tính ấm nóng như gừng, tiêu, ớt… có khả năng chống viêm nhiễm cao, tốt cho người bệnh.
  • Một số thực phẩm nên hạn chế: Người bị thoát vị đĩa đệm cần kiêng đồ ngọt, pizza, ngũ cốc, bánh mì trắng, thịt đỏ, thực phẩm có hóa chất…

Phương pháp trị liệu thoát vị đĩa đệm an toàn, không thuốc – không phẫu thuật

Ngoài thực đơn giúp hỗ trợ trị liệu tại nhà mà Hello Bacsi cung cấp cho bạn, bạn cũng cần điều trị tận gốc căn bệnh thoát vị đĩa đệm bằng các phương pháp y khoa. Hiện nay, có rất nhiều liệu pháp điều trị các bệnh về đĩa đệm: sử dụng thuốc, dùng phẫu thuật cắt bỏ đĩa điệm,… nhưng các phương pháp này sẽ mang đến nhiều tác dụng phụ, hoặc không thể điều trị bệnh tận gốc.

Dựa vào cơ chế tự hồi phục của cơ thể, các bác sĩ y khoa tại phòng khám Chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ – ACC hiện đang áp dụng các phương pháp điều trị kết hợp dành cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm vừa an toàn mà lại không cần dùng thuốc cũng như phẫu thuật.

Để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, sau khi xác định được tình trạng bệnh, các bác sĩ tại ACC sẽ đưa  ra phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân. Với mỗi bệnh nhân khác nhau, sẽ có những liệu trình  điều trị phù hợp khác nhau. Và để người bệnh có thể phục hồi nhanh chóng hơn, bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh điều trị bằng các phương pháp kết hợp. Dưới đây là một vài phương pháp trị liệu mà bạn có thể tham khảo qua.

Trị liệu thần kinh cột sống: Đây là phương pháp điều trị bảo tồn được đánh giá là khá an toàn vì giúp đưa cơ thể người bệnh về trạng thái chữa lành tự nhiên. Các bác sĩ sẽ tiến hành nắn chỉnh cột sống lưng của người bệnh, đưa các đốt sống bị xô lệch về vị trí đúng, giải phóng sự chèn ép dây thần kinh.

Thông qua việc cải thiện và hoàn chỉnh các chức năng của hệ thần kinh cột sống, các cơn đau sẽ giảm dần, cơ thể người bệnh sẽ dần trở về trạng thái và thậm chí chữa lành các tổn thương một cách tự nhiên không dùng thuốc. Có hơn 80% bệnh nhân tại Mỹ và châu Âu cảm thấy cải thiện chất lượng cuộc sống, hiệu quả rõ rệt, sau khi trị liệu với phương pháp này.

Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng: Đây là liệu pháp nhằm thúc đẩy và hỗ trợ quá trình hồi phục của bệnh nhân.

  • Phục hồi chức năng gồm các bài tập được các chuyên viên thiết kế riêng cho từng tình trạng của người bệnh. Phục hồi chức năng là một quá trình từng bước giúp bệnh nhân phục hồi khả năng hoạt động của một bộ phận, cơ quan sau khi bị tổn hại, suy giảm chức năng do nhiều yếu tố, giúp bệnh nhân lấy lại khả năng vận động, di chuyển, thực hiện các sinh hoạt hàng ngày…
  • Vật lý trị liệu: sẽ có sự hỗ trợ thêm của các thiết bị hiện đại: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy vận động trị liệu tích cực, thiết bị giảm áp, máy chiếu laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here