Mỗi ngày đi học, con bạn đều ngồi cả 8-10 tiếng ở trường. Việc ngồi quá nhiều và không đúng tư thế sẽ khiến trẻ dễ bị cong vẹo cột sống. Về lâu dài, tình trạng này sẽ gây ra: lưng gù, eo nghiêng, dáng đi khập khiễng. Vậy bạn cần biết những gì để ngăn ngừa cong vẹo cột sống ở trẻ nhỏ, khiến trẻ luôn tự tin trong cuộc sống?
Dưới đây là 5 điều bạn cần biết để chăm sóc trẻ tốt hơn!
1. Chẩn đoán sớm để phát hiện bệnh kịp thời
Vẹo cột sống là một tình trạng cột sống phổ biến xuất hiện nhiều ở thanh thiếu niên. Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em ở độ tuổi từ 6–18 bị cong vẹo cột sống chiếm 25% và con số này vẫn đang có xu hướng tiếp tục tăng mỗi năm. Với phần lớn trong số đó được xác định là vẹo cột sống vô căn – một loại vẹo cột sống xuất hiện ở trẻ em từ 10 đến 12 tuổi.
Nếu để căn bệnh này trong thời gian dài không điều trị sẽ gây nên những ảnh hưởng nặng nề khi các bé trưởng thành. Đặc biệt là đối với các bé gái còn bị ảnh hưởng đến vùng xương chậu, gây ảnh hưởng đến việc sinh sản sau này.
Trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh về cột sống vì hệ cơ xương đang trong giai đoạn phát triển, lúc này trẻ chưa ý thức được các tư thế ngồi, vận động sao cho đúng. Vẹo cột sống sẽ có thể được điều trị khỏi nếu các trẻ được chẩn đoán và chữa trị từ sớm.
Khi cơ thể trẻ đã phát triển hoàn thiện, vẹo cột sống sẽ gây nên các biến chứng và có thể không phục hồi được. Vậy nên, các bậc cha mẹ nên quan tâm và chú ý đến dáng đi, dáng ngồi của các con thường xuyên. Nếu thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu sau, bạn nên đưa trẻ đến các đơn vị khám ngay:
- Vai nghiêng, một bên có xương bả vai nhô ra so với vai kia
- Xương sườn một bên nổi rõ lên
- Vòng eo không đều, hông bị lệch
- Dáng đi khập khiễng, 2 chân không đều
- Tổng thể ngoại hình cơ thể trẻ nghiêng sang một bên
2. Những bệnh lý khác có thể gây ảnh hưởng đến cột sống trẻ
Ngoại trừ tư thế sinh hoạt không đúng, các yếu tố bẩm sinh, vẹo cột sống còn do các bệnh lý khác gây ra. Bạn đừng làm ngơ khi con mắc những chứng viêm đau thông thường vì các căn bệnh này có thể trở thành nguyên nhân tiềm ẩn khiến cho trẻ bị vẹo cột sống.
#1. Bàn chân bẹt
Bàn chân bẹt là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Chúng chứa đựng những mối nguy hiểm tiềm ẩn, nổi bật nhất là chứng vẹo cột sống. Lòng bàn chân của trẻ mắc chứng bàn chân bẹt sẽ phẳng lì, không có hình vòm như bình thường.
Khi trẻ đi lại, chạy nhảy, phần chân sẽ bị nghiêng nhiều vào trong, xương cẳng chân xoay theo những di chuyển. Với dáng đi này, không chỉ phần chân của trẻ bị cong vòng kiềng mà còn ảnh hưởng đến cột sống, gây vẹo cột sống lưng.
#2. Viêm khớp háng
Các chấn thương vận động hằng ngày dễ khiến cho trẻ bị viêm khớp háng. Vì trẻ nhỏ vốn dĩ rất hiếu động, dễ xảy ra té ngã. Nếu điều này xảy ra nhiều lần sẽ dễ làm cho khớp háng của trẻ bị tổn thương gây viêm và đau. Nguyên nhân khác có thể do di truyền, bẩm sinh, vrus. Viêm khớp háng sẽ khiến bé không thể di chuyển, đi đứng như bình thường được. Nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ dễ dẫn đến vẹo cột sống.
3. Những thói quen xấu ảnh hưởng đến trẻ
Chúng ta có thể thấy trẻ em thường học theo những cách cư xử và hành động của người lớn. Vẹo cột sống ở trẻ nhỏ xuất hiện có thể do một phần ảnh hưởng từ cha mẹ. Một vài thói quen không tốt của người lớn làm ảnh hưởng đến cột sống của trẻ.
Theo các bác sĩ chuyên khoa về xương khớp, trẻ thường có tư thế ngồi cong lưng, đầu cúi về phía trước khi xem iPad hoặc điện thoại di động. Tư thế này sẽ gây áp lực gấp đôi lên cột sống, về lâu dài sẽ khiến các mô bị kéo căng dẫn đến tổn thương. Các dây thần kinh bị chèn ép, căng cơ, gây đau và viêm lâu dần gây thoát vị đĩa đệm và làm mất đường cong tự nhiên của cổ.
Bên cạnh đó, xương của trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, cúi đầu quá nhiều còn ảnh hưởng đến kích thước của đốt sống cổ, dẫn đến phát triển dị dạng, làm ảnh hưởng đến ngực, thắt lưng và các phần xương khác gây vẹo cột sống nghiêm trọng.
- Ít vận động thể thao
Trong quá trình phát triển cơ thể, trẻ nhỏ rất cần những hoạt động thể thao để giúp xương chắc khỏe và cao lớn hơn. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vì bận rộn mà khá lơ là không khuyến khích trẻ con tập thể thao thường xuyên. Trẻ nhỏ nếu ngồi hoặc nằm quá nhiều sẽ dễ dẫn đến xương sống phát triển bị lệch.
Chính vì vậy, mỗi cuối tuần bạn hãy dành ra một ít thời gian đưa con đi công viên chạy bộ, tham gia các hoạt động thể thao. Đây không chỉ là cách giúp con bạn phát triển khỏe mạnh mà còn giúp tình cảm các thành viên trong gia đình thêm khắng khít.
- Cho bé gái mang giày cao gót
Các bé gái nhìn thấy mẹ mang giày cao gót sẽ cảm thấy thích và đòi mẹ mua cho. Tuy nhiên, việc cho trẻ mang giày cao gót quá sớm sẽ gây nhiều nguy hại cho quá trình phát triển và hoàn thiện các bộ phận của cơ thể trẻ. Bất cứ tác động bất thường nào ảnh hưởng tới trẻ đều có thể để lại hậu quả và những tác động xấu tới tương lai.
Trẻ em mang cao gót càng sớm sẽ làm tăng các rủi ro mắc các bệnh về xương khớp, gây lệch, vẹo cột sống, bệnh về tĩnh mạch, kèm theo đó là sự phát triển không bình thường, xuất hiện các dị tật hoặc khiếm khuyết. Khi trẻ được 14 tuổi, xương mới hình thành cứng cáp, lúc này bạn có thể cho mang giày cao gót nhưng hãy chọn những đôi có gót thấp dành cho trẻ em.
4. Cha mẹ có thể ngăn ngừa vẹo cột sống ở trẻ như thế nào?
Để ngăn chừa bệnh lý vẹo cột sống ở trẻ xuất hiện, cách tốt nhất là các bậc phụ huynh nên chăm lo đến sức khỏe con cái nhiều hơn. Bạn nên thiết lập một chế độ sinh hoạt và ăn uống cân bằng để giúp cả nhà cùng khỏe mạnh, cùng đẩy lùi những các bệnh về xương khớp.
- Chuẩn bị những bữa ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng: protein, vitamin, chất khoáng và đặc biệt là các thực phẩm giàu canxi.
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao, nâng cao thể trạng, tăng cường sức khỏe và sức đề kháng.
- Hướng dẫn trẻ ngồi học ngay ngắn, đi đứng đúng tư thế. Không nên cho trẻ ngồi học quá lâu mà nên có thời gian nghỉ giải lao giữa giờ.
- Không cho trẻ mang balo quá nặng, nên mua cặp có 2 quai để cân bằng cả 2 vai cho trẻ.
- Thường xuyên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ.
5. Điều trị vẹo cột sống ở trẻ bằng phương pháp trị liệu không thuốc, không phẫu thuật
Qua phần thông tin bên trên, chắc hẳn các vị phụ huynh đã hiểu hơn về tầm nguy hại của bệnh vẹo cột sống đối với trẻ em. Vậy khi trẻ mắc bệnh thì chúng ta có thể điều trị bằng cách nào?
Hiện nay, khi bạn tìm hiểu về căn bệnh này sẽ có khá nhiều các phương pháp trị liệu như: mang áo chỉnh hình, phẫu thuật đốt sống… Tuy nhiên, việc mang áo chỉnh hình khá bất tiện vì con bạn phải đeo chiếc áo này suốt 24 giờ hằng ngày.
Đối với phương pháp phẫu thuật, các bác sĩ chuyên khoa thần kinh cột sống chỉ khuyên bệnh nhân thực hiện cách trị liệu này khi bệnh tình chuyển biến nặng và ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Nhưng khi điều trị bằng cách phẫu thuật cũng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro khác.
Điều trị vẹo cột sống bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống được đánh giá là phương thức phù hợp nhất đối với trẻ em. Bác sĩ sẽ tiến hành trị liệu bằng cách tác động trên các điểm mất cân bằng một lực vừa phải để điều chỉnh các đốt sống ở thắt lưng, ngực, đốt sống cổ bị lệch về đúng vị trí ban đầu. Những tác động này sẽ giúp phục hồi lại dần các hoạt động của hệ thống dây thần kinh, điều chỉnh sự xô lệch của cột sống. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ kết hợp cho bé tập phục hồi chức năng theo các bài tập và liệu trình phù hợp cho từng trường hợp cong vẹo cột sống.
Tuy nhiên, trị liệu thần kinh cột sống cần có thời gian dài để chữa trị tận gốc và phục hồi cho người bệnh. Đối với những trường hợp đường cong cột sống bị xô lệch quá nhiều sẽ cần có nhiều thời gian dài hơn để điều trị. Hiệu quả chữa trị đối với các bệnh nhân lớn tuổi sẽ giảm dần. Vậy nên, khi thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh vẹo cột sống, các bậc cha mẹ nên dẫn trẻ đi khám để được điều trị kịp thời.