Bị nhói tim: Dấu hiệu nguy hiểm nếu không được chú ý

0
1222

Bị nhói tim là tình trạng xảy ra ở một người bị đau nhói ở tim. Hiện tượng tự nhiên bị đau nhói tim hoặc hay bị nhói tim có thể là dấu hiệu cảnh báo tim đang bị tổn thương do nhiều bệnh lý  khác nhau.

Trong một số trường hợp khác, đây chỉ là hiện tượng tạm thời do bạn hoạt động thể lực quá sức. Ngoài ra, tự nhiên đau nhói ở tim cũng có thể xuất hiện do bạn ưu phiền, căng thẳng hoặc lo lắng quá mức. Tình trạng này gây ra những ảnh hưởng nhất định đến thần thần kinh tim và thần kinh giao cảm khiến tim đập nhanh và xuất hiện một hoặc vài cơn đau nhói.

Nguyên nhân khiến bạn bị nhói tim

Dấu hiệu lâu lâu bị nhói tim không xuất phát từ vấn đề tim mạch bao gồm:

  • Cơn đau nhói ở tim chỉ kéo dài khoảng 30 giây, sau đó giảm dần nếu bạn hít thở đều và nghỉ ngơi.
  • Đau thắt ngực sau khi hoạt động thể chất với cường độ cao (ví dụ chơi thể thao, tập gym hoặc lao động chân tay nặng nhọc)
  • Tự nhiên bị đau nhói tim sau khi ăn quá no.

Nếu tự nhiên bị đau nhói tim và hồi phục sau khi nghỉ ngơi, bạn không cần quá lo ngại về tình trạng sức khỏe của mình. Tuy nhiên, nếu hay bị nhói tim, bạn có thể đang đối mặt với những nguyên nhân sau:

  • Rối loạn thần kinh tim
  • Viêm sụn sườn hoặc viêm dây thần kinh liên sườn
  • Mắc bệnh ở phổi
  • Mắc các bệnh lý về tim như viêm màng tim ngoài, hẹp van tim, nhồi máu hoặc thiếu máu cơ tim
  • Bị viêm dạ dày – thực quản. Tình trạng này thường gây ra những cơn đau lan đến vùng ngực. Cơn đau này cũng có thể khiến người bệnh bị nhói tim.

Lâu lâu bị nhói tim hoặc hay bị nhói tim đều là dấu hiệu cho thấy hệ tim mạch của bạn đang chịu một áp lực hoặc tổn thương nhất định. Lúc này, bạn cần được nghỉ ngơi để xoa dịu cơn đau. Để biết chính xác nguyên nhân khiến bạn hay bị nhói tim, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương án can thiệp y tế kịp thời.

Thông thường, trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ kiểm tra triệu chứng của người bệnh. Sau đó, bác sĩ tiếp tục tìm hiểu tiền sử bệnh cá nhân, gia đình rồi chỉ định khám lâm sàng và làm nột số xét nghiệm cần thiết.

Điều trị tình trạng nhói tim

Lựa chọn cách điều trị cơn đau tim phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng. Nếu bạn đã được chẩn đoán nguyên nhân khiến mình bị nhói tim, hãy tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Người bệnh không nên coi thường triệu chứng tự nhiên bị đau nhói tim mà lơ là việc chữa trị trong giai đoạn đầu. Nếu đau tim là triệu chứng của nhồi máu cơ tim, bóc tách động mạch chủ hoặc viêm màng ngoài tim, tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa nếu không được điều trị nghiêm túc và kịp thời.

Những dấu hiệu nguy hiểm đi kèm cơn đau tim bạn cần đề cao cảnh giác

Thông thường, cơn đau tim không xuất phát từ các bệnh về tim sẽ biến mất sau khi bạn nghỉ ngơi hoặc điều chỉnh lối sống của mình. Nếu tim bị nhói kèm theo những dấu hiệu sau, bạn cần đặc biệt lưu ý và cần được được bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt.

  • Ngất xỉu
  • Khó thở, tức ngực
  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn
  • Cơn đau lan đến vai và hai cánh tay

Việc theo dõi diễn biến cơn đau nhói ở tim để xem nó có đi kèm với những dấu hiệu nguy hiểm khác hay không sẽ giúp bạn biết khi nào mình nên đến bệnh viện để bác sĩ can thiệp. Điều này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc kịp thời điều trị những bệnh lý nghiêm trọng ở tim trong giai đoạn sớm.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here