Bạn cần làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột?

0
1511

Bạn cần hiểu rõ bản thân phải làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột để có thể kịp thời ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Tăng huyết áp không phải là một trải nghiệm dễ dàng. Nhiều trường hợp đột quỵ và tử vong đã được báo cáo do tăng huyết áp đột ngột gây ra, mặc dù những người này chưa bao giờ có dấu hiệu huyết áp tăng. Tăng huyết áp không dự đoán được là một dấu hiệu bệnh tim tiềm ẩn, tắc nghẽn động mạch hoặc do căng thẳng tâm lý. Dù là trường hợp nào, các biến chứng về sau của nó đều mang đến hệ quả tiêu cực cho sức khỏe của chúng ta, đó là lý do bạn phải đến gặp bác sĩ để tham vấn càng sớm càng tốt nếu có dấu hiệu bất thường nào.

Nguyên nhân tăng huyết áp đột ngột

Nắm rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn hiểu rõ mình cần làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột. Huyết áp cao thường gây ra bởi nhiều thói quen sinh hoạt không lành mạnh, bao gồm:

Sử dụng thuốc

Việc lạm dụng một số loại thuốc như NSAIDs (ibuprofen hay aspirin) có thể khiến chỉ số huyết áp của bạn tăng cao. Ngoài ra, thuốc tránh thai và một số loại thuốc khác khi kết hợp cùng nhau cũng có nguy cơ gây tăng huyết áp bất ngờ.

Hút thuốc lá

Hàng loạt hóa chất trong khói bao gồm nicotine có nguy cơ tổn thương mao mạch trong cơ thể bằng cách làm giảm tính đàn hồi của thành mạch máu, khiến chúng khó đối phó với sự thay đổi liên tục của huyết áp. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột.

Chế độ ăn uống

Thói quen ăn uống không tốt do dùng hàm lượng chất béo bão hòa cũng như natri (muối) cao có khả năng dẫn đến nhiều đợt huyết áp cao, bằng cách tăng hàm lượng chất tan và các chất béo trong máu, đồng thời tích tụ trong các mao mạch, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu.

Các nguyên nhân khác

  • Lo lắng và căng thẳng
  • Một số tình trạng sức khỏe như bệnh thận, chấn thương cột sống, khối u trong tuyến tiết hormone, tăng cân, mất cân bằng nội tiết tố…
  • Lạm dụng thức uống kích thích như trà, cà phê hay bia, rượu trong thời gian dài

Các triệu chứng của tăng huyết áp đột ngột

Nhận biết sớm dấu hiệu sẽ giúp bạn biết mình cần làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột. Khi chỉ số huyết áp tăng lên trên 120/80mmHg, bạn có thể bị tăng huyết áp đột ngột với các triệu chứng sau:

  • Đau đầu bất ngờ
  • Chóng mặt
  • Suy giảm thị lực
  • Khó duy trì cân bằng

Ngoài ra, những triệu chứng này cũng biểu hiện cho tình trạng tăng huyết áp ác tính. Bên cạnh đó, một số người cũng có thể bị khó thở, tức ngực và tê liệt cảm giác tạm thời ở chân và cánh tay.

Trong những trường hợp cá biệt, xuất huyết có nguy cơ xảy ra nếu mạch máu bị tổn thương. Mặt khác, nếu dây thần kinh võng mạc vỡ sẽ gây ra biến chứng võng mạc cao huyết áp, có thể làm bạn mù vĩnh viễn.

Bạn cần làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột?

Trong trường hợp bạn nhận thấy mình có một trong các triệu chứng tăng huyết áp đột ngột kể trên hoặc bạn có dụng cụ đo huyết áp và nhận ra tình trạng nguy cấp của mình, bạn nên thực hiện các bước sau:

1. Nằm yên tại chỗ, nên nằm ở nơi thoáng mát

2. Báo ngay với người thân, liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ

3. Không tự ý dùng bất kỳ biện pháp điều trị nào khi không có hướng dẫn của nhân viên y tế (không cạo gió, không dùng các loại thuốc ).

Tăng huyết áp đột ngột được điều trị như thế nào?

Điều trị huyết áp cao được quyết định dựa trên tình trạng sức khỏe hiện tại. Trong một số trường hợp, bác sĩ vẫn làm liệu pháp tiêm tĩnh mạch trong khi các xét nghiệm tiếp theo vẫn được tiến hành để xác định tình trạng tăng huyết áp của bạn có liên quan đến bất kỳ bệnh lý nào khác không.

Dựa trên kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn một kế hoạch điều trị tăng huyết áp phù hợp. Nếu biến chứng xảy ra, nhiều liệu pháp khác nhau cũng có khả năng được tiến hành cùng lúc. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn như tổn thương thận cấp tính hoặc xuất hiện khối u, bác sĩ có thể can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật.

Phòng ngừa tăng huyết áp đột ngột tái phát

Ngoài việc hiểu rõ bạn cần làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột, bạn cũng cần biết cách phòng ngừa bệnh. Bên cạnh điều trị y tế, bạn có thể thực hiện một số biện pháp nhằm kiểm soát huyết áp, chẳng hạn như:

Hạn chế căng thẳng

Tốt nhất là bạn nên tham gia các hoạt động sáng tạo như vẽ tranh, tập thể dục và bơi lội. Các hoạt động này không chỉ giữ cho cơ thể bạn khỏe mạnh mà còn giúp bạn giải tỏa căng thẳng.

Hạn chế cà phê, rượu và thuốc lá

Hãy tham vấn cùng bác sĩ về lượng caffeine và cồn phù hợp với bạn hàng ngày. Ngoài ra, hãy tập dần thói quen bỏ thuốc lá bằng cách dùng đến các lựa chọn thay thế như miếng dán nicotine.

Giảm hàm lượng chất béo bão hòa

Tránh xa đồ ăn vặt và dùng các thực phẩm tươi như trái cây, rau và chất béo không bão hòa. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc điều trị ở bất kỳ giai đoạn nào của cao huyết áp trong tương lai.

Giảm lượng muối hấp thụ

Muối là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp. Vì vậy, để ngăn chặn cao huyết áp, bạn hãy chọn ăn những thực phẩm ít muối, đồng thời sử dụng nhiều loại gia vị khác nhau để thay thế nó.

Chăm chỉ tập thể dục

Tập thể dục là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe tim mạch, đồng thời đốt cháy lượng chất béo dư thừa và giữ cho cơ bắp khỏe mạnh. Thiết lập và thực hiện theo một chế độ tập thể dục phù hợp cũng sẽ giúp ích cho việc điều trị bệnh.

Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh

Ngoài ra, bạn còn có thể phòng ngừa huyết áp tăng đột ngột bằng những loại thực phẩm dinh dưỡng sau, bao gồm:

Chanh

Chanh chứa vitamin C, một hoạt chất chống oxy hóa không chỉ làm giảm khả năng viêm mà còn giúp chống lại các gốc tự do gây tổn thương cho mao mạch.

Tỏi

Tỏi là một chất làm loãng máu, có thể chống tăng huyết áp. Sử dụng 4g tỏi mỗi ngày không chỉ giúp kiểm soát huyết áp mà còn tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch.

Cần tây

Cần tây có một lượng lớn chất phytochemical giúp thư giãn các cơ và ngăn ngừa bất kỳ tắc nghẽn nào. Khi các mạch máu của chúng ta được thư giãn, lượng máu lưu thông sẽ dễ dàng hơn, từ đó tình trạng cao huyết áp cũng được giảm thiểu.

Bên cạnh việc sử dụng các loại thực phẩm trên, bạn cũng cần tiếp tục với chế độ ăn uống dinh dưỡng được đề xuất bởi bác sĩ. Bên cạnh đó, hãy thông báo cho bác sĩ về các loại rau củ hoặc trái cây bạn muốn thêm vào khẩu phần ăn vì một số chúng có nguy cơ tương tác với thuốc điều trị tăng huyết áp mà bạn đang dùng.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here