Tránh thai sau sinh và khi đang cho con bú: Đâu là giải pháp hoàn hảo?

0
3393
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, phụ nữ nên trì hoãn mang thai ít nhất 2 năm sau khi sinh nhằm có lợi cho sức khỏe cả mẹ lẫn con. Vì thế, trong giai đoạn sau sinh, điều quan trọng nhất là chọn được phương pháp tránh thai phù hợp, vừa kế hoạch cho mẹ vừa an toàn cho con.

Tránh thai sau sinh và khi đang cho con búSau sinh, rất dễ dính bầu. Vì vậy không nên lơ là nếu không muốn “vỡ kế hoạch”.

I. Kỳ nguyệt san chưa đến sau sinh, liệu có “dính bầu”?

Cơ thể phụ nữ sau khi sinh con sẽ có ít nhiều thay đổi, trong đó “kỳ nguyệt san” luôn được chị em đặc biệt chú ý bởi nó liên quan chặt chẽ với việc kế hoạch hóa gia đình.

Nhưng nếu bạn chắc mẩm rằng sẽ không mang bầu khi đang cho con bú và xem đây là biện pháp ngừa thai an toàn vì chưa xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt thì bạn đã nhầm. Kinh nguyệt không phải là sự chỉ dấu chính xác về thời gian bạn có khả năng mang thai lại, vì sự rụng trứng có thể xảy ra trước khi hành kinh. Mà có rụng trứng nghĩa là bạn có thể thụ thai.

Sở dĩ các kỳ kinh đầu sau sinh thường không ổn định là bởi khi cho con bú, cơ thể mẹ tiết ra prolactin làm cho hoạt động của tuyến yên và buồng trứng bị thay đổi, nên ảnh hưởng đến việc tiết hormone và cân bằng nội tiết. Điều này làm cho kinh nguyệt có thể không đều hoặc có thể tháng có tháng không.

Kỳ nguyệt san chưa đến sau sinh, liệu có “dính bầu”?Ba mẹ chủ quan là em bé có nguy cơ sớm “lên chức” anh/chị khi mà lẽ ra phải được tập trung chăm sóc tốt nhất đó

Cơ địa của mỗi người phụ nữ là không giống nhau, hiện tượng rụng trứng không phải lúc nào cũng tuân theo đúng quy luật, thậm chí có những người có kinh mà không hề rụng trứng, tức là buồng trứng không giải phóng nang noãn. Do đó, có những trường hợp sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn may mắn không “dính” bầu khi giao hợp mà không dùng biện pháp bảo vệ nào, đó là do trứng của họ không rụng.

Nhưng ngược lại, có người thậm chí còn “nhạy” đến độ: có bầu ngay từ lần đầu tiên quan hệ trở lại sau khi sinh, cho dù họ vẫn đang nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và chưa có kinh nguyệt trở lại!

Vì thế, không nên đợi đến khi thấy kỳ nguyệt san trở lại mới áp dụng các biện pháp tránh thai, điều này có thể khiến bạn lại “nhỡ” có bầu ngay sau khi sinh chưa được bao lâu. Tốt nhất nên tìm hiểu những biện pháp tránh thai hợp lý khi khôi phục lại cuộc sống sinh hoạt vợ chồng để chủ động hơn về khoảng cách sinh nở, đồng thời hạn chế được những tai biến cho bà mẹ và thai nhi do sinh quá dày gây ra.

II. Những cách tránh thai sau sinh an toàn dễ sử dụng dành cho mẹ bỉm sữa

Vấn đề quan tâm nhất của các chị em là làm sao chọn được phương pháp ngừa thai vừa hiệu quả cho mẹ vừa đảm bảo an toàn cho con, không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Trong giai đoạn này, mẹ bỉm sữa có thể chọn phương pháp tránh thai không chứa nội tiết tố (như bao cao su, vòng tránh thai không chứa nội tiết) và phương pháp tránh thai chứa nội tiết tố (như vòng tránh thai chứa nội tiết levonorgestrel, que cấy, thuốc tiêm tránh thai và thuốc uống chứa progesteron), hoặc viên tránh thai khẩn cấp 72h chỉ chứa levonorgestrel (hay còn gọi là “viên sáng hôm sau”). Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau:

1. Bao cao su

Những cách tránh thai sau sinh an toàn dễ sử dụng dành cho mẹ bỉm sữa

Đối với người cho con bú thì phương pháp này có thể bắt đầu sử dụng rất sớm ngay sau sinh, ngay lần đầu tiên bạn quan hệ tình dục trở lại, hoàn toàn không ảnh hưởng đến sữa mẹ. Không chỉ giúp ngăn chặn việc có thai ngoài ý muốn, đây là biện pháp ngừa thai duy nhất giúp phòng ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Đồng thời, nếu sử dụng đúng cách có thể đạt hiệu quả đến 98%.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thì phương pháp này vẫn có nhược điểm như một số người có thể cảm thấy không thoải mái khi sử dụng, dị ứng hoặc nhạy cảm với bao cao su.

2. Vòng tránh thai

 Vòng tránh thai

Tương tự như bao cao su, phương pháp này nếu dùng đúng cách tỷ lệ tránh thai có thể lên đến 99% và không ảnh hưởng đến sữa mẹ nên rất thích hợp dùng trong giai đoạn cho con bú. Đặt vòng cho hiệu quả khoảng 5-10 năm với 1 lần đặt duy nhất.

Tuy nhiên, để đặt vòng tránh thai sau sinh các chị em cần chờ khoảng 4-6 tuần để tử cung hồi phục trở lại. Nếu sinh mổ, chỉ nên đặt vòng tránh thai khi không dùng được các biện pháp tránh thai khác và cần phải chờ hơn 12 tuần sau sinh và sau khi có chu kỳ kinh đầu tiên. Phương pháp này có thể gây tác dụng phụ không mong muốn như rong kinh hoặc ra máu quá nhiều, đau bụng, đau lưng, viêm nhiễm vùng kín.

3. Dùng thuốc tránh thai:

Phương pháp này, các mẹ bỉm sữa có thể chọn thuốc tiêm tránh thai hoặc thuốc uống một thành phần progestin.

Dùng thuốc tránh thai

Trong đó, đối với thuốc tiêm tránh thai DMPA có ưu điểm tránh thai hiệu quả cao lên đến 99%, và không làm ảnh hưởng đến sữa mẹ cũng như đứa trẻ. Để sử dụng phương pháp này, các chị em cần đợi ít nhất 6 tuần sau hậu sản và tiêm nhắc lại mỗi 3 tháng.

Lưu ý, thuốc tiêm tránh thai có thể làm ảnh hưởng đến mật độ xương, nhất là dùng kéo dài và ở người trẻ tuổi. Vì nó có hiệu quả tránh thai lâu dài nến sau khi ngừng sử dụng thuốc, buồng trứng cần có thời gian phục hồi để sẵn sàng cho việc mang thai trở lại, trung bình 10 tháng sau lần tiêm cuối.

thuốc tránh thai hàng ngày

Ngoài ra, chị em còn có thể lựa chọn một phương pháp khác là thuốc tránh thai hàng ngày loại viên uống một thành phần progestin, vì nó không ảnh hưởng tới việc tiết sữa và có thể bắt đầu dùng bất cứ lúc nào sau khi sinh.

Tuy vậy, trở ngại ở phương pháp tránh thai này là phải uống thuốc hàng ngày vào một giờ nhất định, không được quên thuốc quá 3 giờ, hiệu quả tránh thai chỉ khoảng 92% nên gây nhiều phiền phức cho chị em, nhất là với người mắc chứng giảm trí nhớ sau sinh.

Đối với viên uống ngừa thai dạng phối hợp (estrogen và progestin), do có chứa estrogen nên không được khuyến cáo sử dụng trong thời gian cho con bú, nhất là giai đoạn đầu. Tuy nhiên, việc này là không tuyệt đối.

Hiệu quả tránh thai dạng phối hợp là rất tốt, nhất là so với các thuốc tránh thai uống chỉ có progestin. Loại thuốc này có thể làm giảm lượng sữa nhưng không làm thay đổi thành phần của sữa. Lượng estrogen tiết qua sữa có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, đặc biệt những trẻ sinh thiếu tháng.

Trên thực tế, WHO khuyến cáo rằng các bà mẹ cho con bú có thể đợi sau khi trẻ 6 tháng để dùng thuốc dạng phối hợp vì sau giai đoạn này trẻ đã có khả năng tiếp nhận đa dạng thức ăn hơn.

4. Que cấy ngừa thai:

Đây cũng là một lựa chọn tốt cho các bà mẹ cho con bú. Cấy 1 que duy nhất dưới da ở mặt trong cánh tay có tác dụng ngừa thai trong vòng 3 năm. Que cấy phóng thích đều đặn progestin mỗi ngày và không ảnh hưởng đến sữa mẹ cũng như quá trình cho con bú.

Ưu điểm của biện pháp này là có thể lấy ra bất cứ khi nào để tiếp tục khả năng sinh con. Tuy nhiên, que cấy ngừa thai cũng có nhiều tác dụng phụ như rong kinh trong vài tháng đầu, hoặc đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

Như vậy, có nhiều phương pháp ngừa thai mà các chị em dễ dàng lựa chọn sử dụng sau khi sinh với mỗi ưu và nhược điểm nhất định. Do đó, sau khi sinh em bé, trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào, mẹ có thể khám với bác sĩ để có sự tư vấn và lên kế hoạch tránh thai hiệu quả, đảm bảo sức khỏe sinh sản sau này.

5. Viên tránh thai khẩn cấp 72h chứa levonorgestrel (viên sáng hôm sau):

Trong trường hợp khẩn cấp quan hệ khi không được bảo vệ hoặc biện pháp tránh thai sử dụng bị thất bại như rách bao cao su, quên uống thuốc tránh thai hằng ngày,.. thì chị em vẫn có thể sử dụng viên tránh thai khẩn cấp chứa levonorgestrel.

Viên thuốc này có thể sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú như là một biện pháp tránh thai khẩn cấp an toàn và hiệu quả.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here