Đánh bay cơn đau, tăng cường hệ miễn dịch

0
1261

Sau khoảng thời gian cả nước chiến đấu cùng dịch Covid-19, chắc hẳn bạn đã biết được tầm quan trọng của hệ miễn dịch. Khi trở lại với cuộc sống bình thường sau đợt cách ly, điều chúng ta cần làm là chăm sóc sức khỏe, nâng cao hệ thống miễn dịch của bản thân. 

Đặc biệt, đối với những bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đau xương khớp trong thời gian qua, hãy nhanh chóng đến các đơn vị chữa trị để được điều trị dứt điểm. Nếu chúng ta chăm sóc cơ thể khỏe mạnh, cho dù dịch Covid có quay lại thì chúng ta cũng đã có sự chuẩn bị tốt về sức khỏe thể chất.

1. Hệ miễn dịch quan trọng như thế nào đối với cơ thể người?

Môi trường xung quanh chúng ta luôn chứa đựng hàng triệu con vi trùng. Mỗi ngày, khi tiếp xúc với các vật dụng, đồ ăn thức uống hoặc thậm chí trong hơi thở bạn hít vào cũng có hàng triệu loại vi sinh, trong đó có nhiều loại là mầm mống gây ra các loại bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó, những tổn thương vật lý dù nhỏ như bị muỗi đốt, côn trùng cắn cũng khiến hàng triệu vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bạn dễ dàng.

Vậy tại sao cơ thể chúng ta tiếp xúc với nhiều mối nguy hại như vậy nhưng vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường được? Đó chính là nhờ vào hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể. Chúng được xem là những “cỗ máy” hoạt động không ngừng nghỉ để bảo vệ cơ thể chúng ta hằng giờ. Chức năng của hệ miễn dịch được thiết lập để ngăn ngừa cơ thể thoát khỏi các loại vi khuẩn, virus, độc tố và các loại ký sinh trùng đang rình rập xâm hại cơ thể.

2. Những cách giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch 

Mỗi người đều có hệ miễn dịch riêng và không giống nhau. Chính vì thế, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những người thường xuyên bị ốm vặt khi thời tiết thay đổi và ngược lại, có nhiều người lúc nào cũng khỏe mạnh dù ở giữa mùa cảm cúm, bệnh dịch…

Nếu bạn thuộc nhóm người thường xuyên mắc phải các đợt bệnh vặt thì đừng quá lo lắng. Hệ thống miễn dịch của bạn có thể được cải thiện đáng kể nếu bạn thực hiện theo các thói quen đơn giản sau đây cùng Hello Bacsi.

  • Có một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng 

Nhằm đảm bảo cung cấp năng lượng cho cơ thể sản sinh ra các tế bào miễn dịch, mỗi bữa ăn nên có đầy đủ chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin, khoáng chất và protein. Một vài loại thực phẩm mà bạn nên thêm vào thực đơn mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch có thể kể đến như:

+ Các loại gia vị và thảo mộc (như gừng, rau kinh giới và ớt chuông…) là những thực phẩm rất có ích cho hệ miễn dịch.

+ Nấm: Có tác động tích cực đến sức khỏe con người, đặc biệt là khả năng chống viêm và tăng cường miễn dịch trong thời gian đáng kể.

+ Nghệ: Là 1 loại gia vị có chức năng chữa lành sẹo, góp phần hạn chế các loại vi trùng xâm nhập vào cơ thể.

  •  Tăng cường vận động

Hệ thống miễn dịch phản ứng rất tích cực khi cơ thể chúng ta tham gia vào các hoạt động thể dục. Khi đó, hệ thống miễn dịch sẽ sản xuất ra nhiều tế bào bạch huyết, đây là lượng tế bào chủ lực giúp cơ thể chống lại các loại vi khuẩn xâm nhập. Nghiên cứu cho thấy những người có thói quen tập thể dục từ 5 đến 6 buổi trong tuần có số lần mắc cảm lạnh và đau họng ít hơn 50% so với những người không vận động.

  • Giảm căng thẳng, giữ tâm lý thoải mái

Các loại bệnh tâm lý như stress là kẻ thù lớn nhất của sức khỏe và đặc biệt là stress mãn tính còn khiến cơ thể dễ gặp các loại bệnh nguy hiểm hơn. Căn bệnh này có thể ngăn cản các phản ứng của hệ thống miễn dịch và khả năng chống lại bệnh tật. Vậy nên, giảm căng thẳng sẽ giúp các chức năng của hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn.

  • Ngủ đủ giấc 

Giấc ngủ có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch theo nhiều cách khác nhau. Khi mắc bệnh, cơ thể chúng ta sẽ cảm thấy mệt và muốn chìm vào giấc ngủ. Khi cơ thể rơi vào trạng thái nghỉ ngơi, tế bào tại hạch bạch huyết sẽ hoạt động mạnh mẽ và sản sinh ra nhiều tế bào miễn dịch phù hợp để chống lại bệnh tật, giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn. Thế nên, bạn hãy duy trì cho mình thói quen sinh hoạt ngủ nghỉ đúng giờ.

3. Mối liên hệ giữa xương và hệ miễn dịch

Chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của hệ miễn dịch đối với cơ thể con người. Vậy hệ miễn dịch có mối liên hệ như thế nào đối với các chứng bệnh về cơ xương khớp? Như đã đề cập bên trên, hệ miễn dịch sẽ giúp cơ thể đẩy lùi các vi khuẩn gây hại xâm nhập cơ thể và tiêu diệt chúng ngay tức thì.

Tuy nhiên, một số căn bệnh tự miễn làm cho bộ máy miễn dịch trong cơ thể mất đi khả năng phân biệt các kháng nguyên bên ngoài và tự kháng nguyên. Tự kháng nguyên là thành phần của cơ thể và vì lý do nào đó được xem là “vật lạ” nên tự kháng thể của cơ thể chống lại các tự kháng nguyên này và hình thành nên các bệnh tự miễn. Một số căn bệnh xương khớp tự miễn có thể kể đến như đa xơ cứng, viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp vô căn ở thiếu niên…

Căn bệnh thường gặp ở người trẻ hoặc độ tuổi trung niên từ 20 đến 40 tuổi. Trẻ em và người già ít gặp hơn và tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam. Bệnh tiến triển từng đợt, nặng dần vì các loại bệnh này có xu hướng tự phát và tự biến mất nên có diễn tiến khá phức tạp, đa dạng từ cấp tính, tối cấp đến nhẹ và dai dẳng.

Bệnh tự miễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn. Chính vì thế, cách tốt nhất bạn nên làm khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ liên quan đến bệnh tự miễn là đến đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, tư vấn và điều trị sớm nhất.

4. Liệu pháp giúp nâng cao hệ miễn dịch, giải tỏa những cơn đau 

Theo các bác sĩ chuyên khoa thần kinh cột sống, sự thẳng hàng của các đốt sống có liên quan mật thiết đến các hoạt động chức năng của các cơ quan trong cơ thể đặc biệt là bao gồm cả hệ miễn dịch. Nếu các đốt sống bị sai lệch, khả năng truyền thông tin giữa các dây thần kinh phân nhánh từ cột sống với não bộ sẽ bị ngắt quãng, nếu não không nhận hoặc gửi tín hiệu chính xác liên quan đến chức năng cơ thể, có thể làm tăng nguy cơ chấn thương hoặc bệnh tật. Vậy nên, nếu đang gặp phải các căn bệnh xương khớp tự miễn như trên, để điều trị tận gốc, phương pháp trị liệu thần kinh cột sống sẽ là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here