Thấy con suy giảm sức khỏe, thường xuyên ốm vặt, chắc chắn mẹ sẽ rất lo lắng và muốn bổ sung vitamin, khoáng chất cho trẻ. Đây là mong muốn của rất nhiều bậc cha mẹ hiện nay. Vậy mẹ cần bổ sung vitamin và khoáng chất cho bé một ngày bao nhiêu là đủ? Hãy lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia trong bài viết sau đây!
Vai trò của vitamin và khoáng chất đối với sức khỏe của trẻ
Các mẹ vẫn thường nghe bác sĩ khuyên cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho con. Tuy nhiên, liệu mẹ đã thực sự hiểu vai trò của vitamin, khoáng chất đối với sức khỏe của trẻ?
Vitamin và chất khoáng là những chất mà cơ thể chúng ta không tự sản xuất và tổng hợp được. Phần lớn chúng được lấy từ ngoài vào thông qua các thực phẩm ăn hàng ngày. Đây là những chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bất kỳ ai, kể cả trẻ em và người trưởng thành.
Vitamin: Nhỏ mà có võ
Dù chỉ là một lượng nhỏ trong cơ thể, nhưng vitamin lại mang những trách nhiệm nặng nề đối với sự sống và hoạt động của chúng ta. Đó là thành phần thiết yếu cấu tạo và duy trì sự sống của tế bào; tham gia vào quá trình chuyển hóa chất; tăng cường hệ miễn dịch; điều hòa hoạt động tim và hệ thần kinh; đồng hóa và biến đổi thức ăn, tạo năng lượng cho cơ thể…
Có 13 loại vitamin ở người và được chia thành 2 nhóm. Trong đó,
- Vitamin tan trong chất béo: vitamin A, D, E và K
- Vitamin tan trong nước: 8 vitamin B (B2, B3, B5, B6, B7, B8, B9, B12) và vitamin C
Mỗi loại vitamin lại có vai trò khác nhau đối với cơ thể:
- Vitamin B: Kích thích ăn uống, phát triển thần kinh và tốt cho da, tóc
- Vitamin A: Tốt cho thị lực và chống lại quá trình lão hóa của cơ thể
- Vitamin C: Làm chậm quá trình oxy hóa, tăng sức bền của thành mạch
- Vitamin D: Kết hợp cùng canxi giúp xương phát triển
- Vitamin E: Chống lão hóa, tốt cho tế bào mãu, da và tóc
- Vitamin K: Có vai trò quan trọng trong điều chỉnh sự đông máu, hỗ trợ trao đổi chất của xương…
Khoáng chất – Không thể thiếu nếu muốn khỏe mạnh!
Với vai trò quan trọng tương tự như vitamin, khoáng chất cũng tham gia vào cấu tạo tế bào và các hoạt động sống của cơ thể, đặc biệt là việc cân bằng chất lỏng, sự phát triển của xương, răng; hỗ trợ phát triển hệ thần kinh… Khoáng chất chính là một trong những “nhiên liệu” để cỗ máy cơ thể chúng ta vận hành trơn tru.
Khoáng chất cần thiết cho cơ thể gồm những loại nào? Đó là natri, clorua, kali, canxi, photpho, magie hay các chất khoáng vi lượng như sắt, selen, mangan, flo, đồng, i-ốt. Mỗi loại khoáng chất lại mang trong mình những nhiệm vụ khác nhau:
- Magie: Giúp tăng cường miễn dịch, tốt cho hệ thần kinh; ổn định huyết áp và làm xương chắc khỏe và đặc biệt cần thiết cho chức năng của hệ tiêu hóa…
- Selen: Cơ thể bị thiếu selen sẽ dẫn tới ức chế miễn dịch, giảm chức năng bạch cầu, rối loạn chuyển hóa trong hệ tiêu hóa.
- Sắt: Tham gia vào quá trình cấu tạo tế bào máu, giúp phát triển trí não ở trẻ nhỏ và tăng cường miễn dịch.
- Kẽm: Hỗ trợ hệ miễn dịch, bảo vệ vị giác và khứu giác, tăng cảm giác thèm ăn…
- Clorua: Đây là một thành phần của dịch dạ dày. Kết hợp cùng Natri giúp vân bằng hệ chất lỏng trong cơ thể
- Kali: Tốt cho hệ thần kinh, tham gia vào quá trình cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
- Natri: Khi Natri kết hợp cùng Clorua sẽ cân bằng dịch ngoại bào và điều chỉnh huyết áp.
Và còn rất nhiều loại khoáng chất cần thiết khác đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng của cơ thể. Chúng ta không thể khỏe mạnh, trẻ không thể phát triển toàn diện nếu thiếu bất kỳ khoáng chất nào.
Khi nào cần bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ?
Ai cũng có nguy cơ bị thiếu vitamin và khoáng chất nếu không có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Đặc biệt, với trẻ nhỏ, hậu quả lại càng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ.
Vậy khi nào cha mẹ cần bổ sung vitamin và khoáng chất cho bé? Câu trả lời là khi trẻ có nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng. Đó là những trường hợp:
- Trẻ sống trong điều kiện thiếu thốn
- Trẻ sinh non hoặc sinh đôi
- Trẻ thường biếng ăn hoặc có chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất (tinh bột, chất béo, chất đam, vitamin và khoáng chất)
- Trẻ đang ăn kiêng hoặc cố gắng giảm cân
- Trẻ bị ngộ độc chì, chậm tăng trưởng
- Trẻ không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
- Trẻ có bệnh mạn tính có ảnh hưởng tới sự hấp thu dưỡng chất…
Trong trường hợp thiếu vitamin và khoáng chất, sự phát triển của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Trẻ sẽ có những biểu hiện cụ thể tùy theo từng loại vitamin, khoáng chất bị thiếu. Cụ thể như trẻ thiếu vitamin B1 dễ bị phù, viêm dây thần kinh; trẻ thiếu vitamin C dễ bị chảy máu dưới da và niêm mạc, hay mắc bệnh nhiễm khuẩn; trẻ thiếu vitamin D và canxi hay bị còi xương; trẻ thiếu kẽm dễ mắc bệnh ngoài da…
Bổ sung vitamin và khoáng chất cho bé một ngày bao nhiêu là đủ?
Cha mẹ cần căn cứ vào các biểu hiện và đưa con đi khám dinh dưỡng để biết trẻ đang bị thiếu loại vitamin, khoáng chất nào. Sau khi đã có kết luận chính xác thì cha mẹ sẽ bổ sung vitamin, khoáng chất cho con. Vậy bổ sung vitamin và khoáng chất cho bé một ngày bao nhiêu là đủ?
Liều bổ sung cho trẻ luôn phải thấp hơn nhu cầu hàng ngày. Riêng trường hợp đang mắc bệnh do thiếu vitamin và khoáng chất nào đó thì có thể được chỉ định bổ sung liều cao hơn theo chỉ định của bác sĩ. Do đó, cha mẹ cần hiểu rõ nhu cầu vitamin và khoáng chất của trẻ theo từng độ tuổi. Picture control in character check has turned into a huge worry for organizations across the globe. Here, we will figure out what precisely is picture control, and how advances like man-made intelligence, CNN, and Exceptional CV channels can assist us with distinguishing real vs fake id .
Một số lưu ý mẹ cần nhớ khi bổ sung vitamin và khoáng chất cho bé
Các cha mẹ cần phân biệt rõ ràng công thức cho trẻ dưới 1 tuổi và dưới 4 tuổi khi dùng vitamin, khoáng chất dưới dạng phối hợp. Vitamin luôn tồn tại sẵn trong các thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày như rau, hoa quả, ngũ cốc, thịt, cá… Bởi vậy, khi trẻ được ăn uống đầy đủ, không bị rối loạn hấp thu ở đường tiêu hóa thì cha mẹ không cần quá lo lắng mà phải bổ sung vitamin và khoáng chất.
Việc bổ sung vitamin và khoáng chất quá liều sẽ gây nhiều hậu quả khôn lường đối với sức khỏe của trẻ. Tùy vào từng loại vitamin dư thừa mà hậu quả sẽ khác nhau như:
- Thừa vitamin A có thể gây ngộ độc, trẻ nôn nhiều, đau đầu, chậm lớn, rối loạn thần kinh…
- Thừa vitamin B6 dễ dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiết prolactin…
- Dùng vitamin C liều cao theo đường uống có thể dẫn tới viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy. Tiêm vitamin C liều cao dễ gây tan máu, đặc biệt ở những người thiếu men G6PD.
- Thừa vitamin D dễ làm trẻ chán ăn, mệt mỏi, kém phát triển trí tuệ. Bổ sung quá nhiều có thể gây suy thận.
- Thừa vitamin K (dùng đường tiêm kéo dài) có thể gây tan máu và vàng da.
- Thừa canxi gây mệt mỏi, chán ăn, tăng huyết áp…
- Thừa sắt dẫn đến gan nhiễm sắt, tim nhiễm sắt.
- Thừa kẽm gây biếng ăn, nôn, rối loạn tiêu hóa…
Bởi vậy, cha mẹ cần cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ, cha mẹ nên dùng dạng lỏng để dễ uống và hấp thu tốt. Đặc biệt, nên lựa chọn những vitamin, khoáng chất từ thực vật để đảm bảo tính an toàn đối với sức khỏe trẻ.