Cách nấu cháo cho bé 7 tháng tuổi theo phương pháp ăn dặm truyền thống đảm bảo chuẩn khoa học luôn là “từ khóa” được các mẹ tìm kiếm. Bởi cháo ăn dặm cho bé 7 tháng tự nấu ở nhà luôn khiến mẹ an tâm hơn so với cháo dinh dưỡng ngoài hàng.
Chọn thực phẩm nấu cháo cho bé 7 tháng tuổi
Các nhóm thực phẩm mẹ có thể nấu cháo cho bé 7 tháng tuổi ăn như:
Nhóm chất đạm
Cá lóc, cá hồi, tôm, lòng đỏ trứng, thịt gà, thịt bò… là thực phẩm giàu đạm mà mẹ nên bổ sung cho trẻ 7 tháng tuổi. Đây là nhóm thực phẩm góp phần xây dựng nên các tế bào, nguyên liệu để tạo ra dịch tiêu hóa, nội tiết tố có lợi cho sự phát triển của bé. Yêu cầu tỷ lệ đạm động vật ở trẻ từ 7-12 tháng tuổi là 70% trong tổng khẩu phần ăn hàng ngày.
Nhóm chất béo
Các loại dầu vừng, dầu oliu… vừa là nguồn cung cấp năng lượng, vừa là thành phần của màng tế bào và mô não. Bên cạnh đó, chất béo còn là dung môi giúp các Vitamin A, D, E, K hòa tan, hấp thụ vào cơ thể trẻ. Bé từ 7 tháng tuổi trở lên sẽ có nhu cầu cần nạp chất béo khoảng 40% trong tổng khẩu phần ăn hàng ngày.
Nhóm vitamin và khoáng chất
Yến mạch, trái cây hoa quả, bánh, rau củ… cung cấp vitamin, nước và một số khoáng chất, bổ sung chất xơ giúp điều hòa nhu động ruột, tăng thải cholesterol. Trẻ nhận đủ lượng rau, trái cây sẽ không bị táo bón, da mịn màng, ít mắc phải các bệnh lý nhiễm trùng.
Nhóm chất bột đường
Khoai, bắp… cung cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia vào thành phần cấu tạo nên tế bào. Chiếm 50% tổng nhu cầu năng lượng trong ngày của trẻ.
Đối với các món cháo cho bé 7 tháng tuổi, mẹ không nên nêm gia vị vào thức ăn dặm, đặc biệt là muối. Bởi sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết của thận cùng hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Và quá trình lên thực đơn cháo cho bé 7 tháng tuổi cũng khá quan trọng, mẹ cần lưu ý đa dạng món ăn để bé không bị chán ăn.
Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi mẹ lưu ngay vào sổ tay
Khi nấu cháo cho bé 7 tháng tuổi, mẹ nên thay đổi thường xuyên giữa các loại cháo khác nhau. Dưới đây là một số cách nấu cháo giúp bé 7 tháng không chịu ăn cháo bỗng ăn thun thút.
Cách nấu cháo bồ câu cho bé 7 tháng với hạt sen, đậu xanh
Nguyên liệu: 1 con bồ câu mới ra ràng, 20g gạo nếp, 15g gạo tẻ, 20g đậu xanh, 20g hạt sen, dầu oliu, hành khô, rau mùi.
Cách nấu cháo cho trẻ 7 tháng:
- Làm sạch chim bồ câu, dùng que xiên qua thân chim bồ câu và bỏ lên bếp thui vàng. Rửa sạch, tiến hành mổ xẻ, chỉ giữ lại mề, tim, gan, trứng.
- Dùng dao lọc phần thịt đùi, lườn đem băm nhỏ.
- Gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh, hạt sen rửa sạch, cho vào nồi. Cho thêm xương chim bồ câu và 1 lít nước sôi vào ninh nhừ trên lửa nhỏ.
- Bắc chảo lên bếp, cho dầu oliu vào đun nóng già, phi thơm hành khô Đổ thịt chim băm nhuyễn xào đều tay đến lúc chín tới.
- Khi cháo chín mềm, cho một nửa thịt chim vào hầm thêm 5 phút nữa, phần còn lại ăn kèm với cháo. Khi cháo đã nhừ thì cho hạt sen giã nhỏ vào nồi khuấy đều. thêm chút rau mùi thái nhuyễn. Múc cháo chim bồ câu ra để nguội bớt, sau đó cho bé dùng.
Cách nấu cháo ếch cho bé 7 tháng
Nguyên liệu: Gạo 50g, thịt ếch 200g, bí đao, dầu ăn, hành lá, nước.
Cách nấu cháo ếch cho trẻ 7 tháng tuổi:
- Bạn cần sơ chế ếch sạch, bỏ da chỉ lọc lấy phần thịt ở đùi, tiến hành băm nhuyễn.
- Xương ếch và gạo đem nấu cùng thành cháo. Bí đao gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng băm nhuyễn,
- Xào thịt ếch cho chín với chút dầu ăn và hành là cho thơm. Cháo chín nở mềm thì cho tiếp thịt ếch đã xào vào nấu cùng.
- Cho tiếp bí đao vào nấu chín đều rồi tắt bếp. Cho thêm hành lá vào là bạn đã hoàn thành món cháo ếch bí đao cho bé.
Cách nấu cháo cá hồi cho bé 7 tháng
Nguyên liệu: 300g cá hồi, 500g bí đỏ, 300g gạo tẻ, 2 muỗng bơ, hành khô, hành lá, dầu oliu.
Cách nấu cháo cá hồi cho bé 7 tháng tuổi:
- Cá hồi mua về đem rửa sạch sơ chế với ít dấm chua để cá bớt vị tanh. Sau đó rửa lại với nước rồi cho vào nồi 1 ít gừng đun sôi để cá thơm hơn. Khi cá đã chín lấy cá ra ngoài bóc hết phần thịt cá hồi.
- Cho gạo, xương cá hồi vào nồi đổ ngập nước để đun sôi. Nên để lửa nhỏ để cháo nhanh mềm. Bí đỏ đem gọt vỏ bên ngoài, thái thành từng miếng vuông.
- Bắc chảo lên bếp thêm ít dầu ăn, cho cá hồi vào đảo đều tay. Khi cháo đã sôi kĩ, lấy phần xương cá hồi ra, thêm bí đỏ vào đun sôi, đổ phần cá hồi đã xào vào.
- Khi thấy cháo đã chín mềm, tắt bếp rồi múc cháo cá hồi ra chén thêm ít hành lá. Để cháo nguội bớt là bạn đã hoàn thành xong món cháo cá hồi cho bé 7 tháng thơm ngon.
Cách nấu cháo ăn dặm cho bé 7 tháng từ lươn và cà rốt
Chuẩn bị: Gạo tẻ 25g, thịt lươn 10g, cà rốt 20g, dầu oliu.
Cách nấu cháo lươn cho bé 7 tháng:
- Rửa sạch cà rốt, gọt vỏ và cắt hạt lựu
- Cho cà rốt vào cùng với gạo tẻ để nấu chung cho tới khi cháo đặc và cà rốt chín nhừ.
- Lươn đã được làm sạch thì cho vào nồi luộc hoặc hấp chín. Lươn chín vớt ra và gỡ xương lấy thịt.
- Cho khoảng 100ml nước vào nồi cháo cà rốt đặc và đun cho đến lần sôi tiếp theo. Trong lúc chờ cháo sôi, phi hành, cho lươn vào xào sơ qua. Chú ý chỉ xào đến khi thịt lươn săn lại, không xào quá lâu sẽ làm thịt khô và mất chất.
- Khi cháo sôi, cho lươn đã xào vào nồi và tiếp tục nấu đến khi nhừ.
- Cháo chín, múc ra bát để nguội và cho bé ăn. Vậy là mẹ đã hoàn thành món cháo lươn cho bé 7 tháng thơm ngon, bổ dưỡng.
Cách nấu cháo gà cho bé 7 tháng nhiều dinh dưỡng
Nguyên liệu: Thịt gà 300-500g, gạo tẻ 25g, 1 củ cà rốt, 2 lít nước, hành lá, mùi.
Cách nấu cháo gà cho bé 7 tháng:
- Gà rửa sạch cho vào nồi nấu với lửa nhỏ liu riu trong 30 phút. Với thịt gà, lọc thịt bỏ xương vào nồi tiếp tục hầm cho ngọt nước.
- Thịt gà lấy ra băm nhỏ với đầu hành.
- Cà rốt rửa sạch, băm nhỏ
- Gạo rửa sạch, rang sơ qua sau đó cho vào nồi nước dùng gà, đun lửa riu riu. Cứ sau 20 phút chỉnh lửa to cho cháo sôi bùng lên, rồi thêm 1 chén nước lạnh. Cách này sẽ giúp cháo nhanh nhừ hơn.
- Khi cháo đã chín mềm, hạt gạo vỡ nát, thêm thịt gà, cà rốt đã chế biến vào khuấy đều đến khi cà rốt mềm, tắt bếp.
Cách nấu cháo trứng cho bé 7 tháng đơn giản
Nguyên liệu: 1 lòng đỏ trứng gà, 30g hạt sen, ½ củ cà rốt
Cách nấu cháo trứng cho bé 7 tháng tuổi:
- Hạt sen, cà rốt rửa sạch, nấu chín và xay nhuyễn.
- Cháo sau khi đun sôi rồi cho trứng vào, nhớ đánh đều tay để trứng tan và không bị vón cục.
- Cuối cùng là cho thành phần xay nhuyễn vào cháo nấu thêm 10 phút.
- Tắt bếp cho thêm dầu ăn vào. Sau 5-10 phút, khi cháo đã bớt nóng thì có thể cho bé dùng món cháo ăn dặm dinh dưỡng này.
Cách nấu cháo tôm cho bé 7 tháng
Nguyên liệu: 2 con tôm tươi, 20g gạo tẻ, 1 miếng bí đỏ, dầu oliu
Cách làm cháo tôm cho bé 7 tháng:
- Tôm tươi mua về cắt đầu, đuôi, bóc vỏ, rút phần chỉ đen sọc sống lưng. Rửa sạch, chần nhanh qua nước sôi, sau đó xay thật nhuyễn. Cách này sẽ giúp bé làm quen trước với món tôm, vì nếu không làm kỹ sẽ khiến bé bị đau bụng, đi ngoài.
- Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, đem thái nhỏ và xay nhuyễn. Gạo tẻ vo sạch, ngâm nước khoảng 40 phút để gạo nhuyễn hạt.
- Bắc nồi lên bếp, đổ gạo vào cùng một lượng nước vừa đủ và đun nhỏ lửa để cháo nhừ. Khi cháo chín, cho tôm vào nồi cháo, vừa cho vừa khuấy đều để tôm không bị vón cục.
- Cuối cùng, thả bí đỏ vào đun thêm một lúc nữa, đến khi bí chín thì mẹ tắt bếp, múc ra bát để nguội cho bé ăn.
Cách nấu cháo yến mạch cho bé 7 tháng
Nguyên liệu: 1 thìa canh yến mạch nguyên hạt xay nhuyễn, 120-140ml nước, cà rốt/khoai tây/khoai lang/bí đỏ/bông cải xanh/bí ngòi…khoảng 30-40g, 1 thìa cà phê dầu ăn cho bé.
Cách nấu cháo yến mạch cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm:
- Yến mạch ngâm với nước ít phút trước khi nấu.
- Rau sơ chế sạch và nấu chín, để nguội xay nhuyễn hoặc nghiền nhuyễn.
- Mang yến mạch đi nấu chín, nghiền qua rây. Sau đó, đun lại cháo, cho rau, củ nghiền nhuyễn vào khuấy đều. Khi cháo sôi lại thì tắt bếp. Cho dầu ăn cho bé vào cháo khuấy đều. Múc ra bát, để nguội bớt và cho bé dùng.
Cháo thịt bò cho bé 7 tháng với súp lơ xanh
Nguyên liệu: Thịt bò 30g, súp lơ xanh 30g, phô mai 1 miếng.
Cách nấu cháo thịt bò cho bé 7 tháng tuổi:
- Cho gạo vào nồi, thêm nước, bắt lên bếp đun sôi, vặn nhỏ lửa đun đến khi cháo mềm nhừ.
- Thịt bò rửa sạch, băm nhỏ, súp lơ rửa sạch, thái nhỏ cho vào máy xay nhuyễn cùng với phô phai.
- Khi cháo nhừ sền sệt thì cho thịt bò, súp lơ xanh, phô mai đã nhuyễn vào nồi chào, khuấy đều đến khi cháo chín sôi bùng.
Vậy là giờ mẹ đã biết cách nấu cháo cho trẻ 7 tháng tuổi đúng cách đúng cách, đảm bảo dinh dưỡng cho bé yêu rồi đúng không nào. Hy vọng các mẹ sẽ luôn đồng hành cùng con yêu trong các bữa ăn đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày, để con ngày một phát triển khỏe mạnh hơn. Chúc các mẹ chăm con khỏe và nuôi con ngoan nhé!