3 chất bổ sung tốt cho tim mạch được các bác sĩ khuyên dùng

0
1289

Các nhà nghiên cứu cho biết, hiện nay chỉ có 3 chất bổ sung tốt cho tim mạch  là axit béo omega-3, coenzyme Q10 và men gạo đỏ. Thực tế cho thấy có nhiều thông tin sai lệch về tác dụng của các chất bổ sung và bệnh tim mạch.

Trong những năm gần đây, người ta nói rất nhiều về những chất bổ sung dinh dưỡng giúp giảm cân, dưỡng da và thậm chí là cải thiện sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, các bằng chứng về chúng vẫn còn rất hạn chế. Bạn cần phải cẩn thận để không lãng phí thời gian, chi phí cho những điều không mang đến hiệu quả.

1. Este ethyl axit béo omega-3

Hiện nay, nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng axit béo omega-3 điều độ mang đến những lợi ích cho hệ tim mạch. Cụ thể, este ethyl axit béo omega – 3 được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt trong việc điều trị chất béo trung tính.

Theo đó, omega-3 có khả năng làm giảm 28% nguy cơ đau tim, 17% nguy cơ bệnh tim mạch vành và 50% nguy cơ tử vong do đau tim.

Một nghiên cứu trên 150 người đã cho thấy hiệu quả của việc sử dụng chất bổ sung này. Toàn bộ người tham gia được sử dụng 1gram axit béo omega-3 mỗi ngày. Lượng omega-3 này đủ cung cấp đến 840mg EPA và DHA cho cơ thể.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người mắc những bệnh về tim mạch đã giảm đi 19%. Trong đó, tất cả người tham gia nghiên cứu đều có mức chất béo trung tính cao và đang dùng thuốc statin.

Este ethyl axit béo omega-3 thường được bổ sung qua các chế phẩm dầu cá không kê đơn. Song, bạn cũng có thể bổ sung chất này cho cơ thể bằng cách tăng lượng cá thu, cá hồi trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Một điều cần lưu ý là trước khi tăng cường lượng cá trong chế độ ăn là bạn cần chọn cá đã được kiểm dịch. Tiến sĩ, bác sĩ tim mạch Ragavendra Baliga (Đại học Ohio) cảnh báo vấn nạn nhiễm độc thủy ngân ở dầu cá và cá tươi đang ngày càng trở nên phổ biến.

Omega-3 là một chất bổ sung có lợi cho tim

2. Coenzyme Q10 tốt cho tim mạch

Nhiều nghiên cứu đã xem xét việc sử dụng coenzyme Q10 cho hội chứng bệnh cơ liên quan đến statin (SAMS) và suy tim sung huyết.

Coenzyme Q10 đối với bệnh cơ liên quan đến statin

Bệnh cơ liên quan đến statin là một tình trạng xảy ra ở những người đang sử dụng statin trong điều trị giảm cholesterol. Người mắc hội chứng này sẽ có các triệu chứng như đau cơ, chuột rút, yếu cơ và thậm chí bị tiêu cơ vân (sự chấn thương và ly giải của mô cơ).

Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy, coenzyme Q10 có hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị chứng bệnh trên. Trong đó, liều lượng trung bình được dùng cho bệnh nhân là 200 mg/ngày. Mỗi ngày uống 2 lần trong hoặc sau khi ăn. Mức độ điều trị trong máu là trên 2,5 mcg/mL.

Coenzyme Q10 đối với suy tim sung huyết

Suy tim sung huyết chỉ tình trạng tim không thể bơm máu tốt như bình thường. Người mắc bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng bao gồm:

– Khó thở

– Mệt mỏi

– Giảm sức khỏe cơ bắp

– Phù nề

– Ho

– Tức ngực

– Nhịp tim không đều

– Ăn không ngon

– Đi tiểu nhiều quá mức bình thường

– Đờm có lẫn máu

– Sa sút trí tuệ, mất tập trung

Theo đó, người bị suy tim sung huyết có xu hướng thiếu hụt coenzyme Q10 trong máu và mô cơ tim. Nguyên nhân là vì coenzyme Q10 làm tăng sản xuất ATP và năng lượng tế bào, nó sẽ giúp làm suy yếu trái tim về mặt lý thuyết.

Bằng chứng ủng hộ tác động có lợi của coenzyme Q10 trong điều trị suy tim sung huyết là thử nghiệm Q-SYMBIO. Thử nghiệm được tiến hành trong 2 năm, nhóm người tham gia được chia thành 2 nhóm: nhóm tiếp nhận coenzyme Q10 và nhóm sử dụng giả dược. Trong đó, mỗi người thuộc nhóm coenzyme Q10 được cung cấp 100mg coenzyme Q10, chia thành 3 lần mỗi ngày.

Kết quả khá ấn tượng. Những biến chứng gây hại về tim giảm đến 43% so với nhóm điều trị bằng giả dược. Bên cạnh đó, những người đến từ nhóm dùng coenzyme Q10 cũng có những cải thiện đáng kể các triệu chứng của bệnh suy tim sung huyết.

Tiến sĩ Satjit Bhusri, trợ lý giáo sư tim mạch tại Trường Y khoa Zucker (Hofstra, Northwell) đã liệt kê coenzyme Q10 là một trong những chất bổ sung được khuyên dùng cho bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch.

Tuy kết quả của các nghiên cứu có phần khác nhau, hiệu quả của chất bổ sung này đối với hệ tim mạch của con người là rất đáng kể. Trong một số thử nghiệm lâm sàng, bác sĩ cũng có thể dùng từ 100 – 400mg cho bệnh nhân bị suy tim sung huyết. Cho đến nay, các chuyên gia tim mạch vẫn chưa xác định được có tác động tiêu cực nào của coenzyme Q10 đến tim hay không.

3. Men gạo đỏ (còn gọi là men gạo lứt huyết rồng)

Cholesterol toàn phần và cholesterol LDL (có hại) cao được xem là yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển của bệnh động mạch vành.

Vì vậy, các bác sĩ thường sử dụng thuốc statin trong kê đơn để cải thiện mức độ cholesterol, từ đó là giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Song, trên thực tế vẫn còn một số chất bổ sung có thể làm điều hòa được lượng cholesterol trong máu. Nổi bật trong số đó là men gạo đỏ.

Nấm men gan đỏ có chứa một chất gọi là monacolin K. Chất này có cấu trúc hóa học tương tự như statin, mặc dù hồ sơ dược động học và sinh khả dụng của nó có phần khác nhau.

Nếu được sử dụng hằng ngày, monacolin K có thể làm giảm cholesterol LDL từ 15 – 25% trong vòng 6 – 8 tuần. Nó cũng có thể làm giảm cholesterol trong cơ thể mà không gây ra tác dụng phụ nào. Việc tiêu thụ men gạo đỏ với liều từ 3 – 10mg chỉ mang đến những rủi ro tối thiểu như với statin được kê đơn.

Do đó, nấm men gạo đỏ được xem là một chất bổ sung tốt cho tim mạch của bệnh nhân cùng lúc có 2 điều kiện sau đây:

– Có mức độ cholesterol từ nhẹ đến trung bình

– Không có các yếu tố nguy cơ bệnh tim khác

Những lưu ý khi sử dụng men gạo đỏ tương tự với khi dùng thuốc statin.

Lợi ích của men gạo đỏ

Theo healhtline, suy nghĩ tất cả các loại vitamin và khoáng chất đều tốt cho hệ tim mạch của đại đa số bệnh nhân là không chính xác. Nhiều chất bổ sung không hề cung cấp lợi ích đáng chú ý cho tim, thậm chí mang đến các rủi ro không đáng có.

Trước khi bắt đầu sử dụng bất cứ chất bổ sung tốt cho tim mạch nào được kể trên, bệnh nhân cần có sự xem xét của bác sĩ chuyên khoa. Mặc dù axit béo omega-3, coenzyme Q10 và men gạo đỏ nhìn chung là an toàn, chúng vẫn có thể mang đến những rủi ro nhất định nếu không sử dụng đúng cách.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here