Bảng chiều cao cân nặng của trẻ em mới nhất theo chuẩn WHO

0
1932

Sinh con và nuôi con khôn lớn chưa bao giờ là việc dễ dàng, chỉ đơn thuần vấn đề chiều cao cân nặng của trẻ cũng đã khiến các mẹ đau đầu. Theo dõi bảng chiều cao cân nặng của trẻ chặt chẽ, sẽ giúp mẹ biết được con có đang phát triển khỏe mạnh hay không. Từ đó có hướng chăm sóc con một cách tốt nhất.

Lưu ý khi đo chiều cao cân nặng của trẻ

Để đo được chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ, mẹ đừng bỏ qua một số lưu ý nhỏ dưới đây:

Lưu ý khi đo chiều cao cho bé:

  • Đo chiều cao cho trẻ chính xác nhất vào buổi sáng
  • Bé dưới 3 tuổi có thể đo ở tư thế nằm ngửa
  • Luôn bỏ giày, mũ cho con trước khi đo

Lưu ý khi đo cân nặng cho bé:

  • Khi đo cân nặng, bố mẹ nên cho bé đi đại tiện hoặc đi tiểu.
  • Nhớ trừ trọng lượng của quần áo và tã (khoảng 200 – 400 gram);
  • Trong năm đầu tiên, mẹ nên cân bé mỗi tháng một lần.

Lưu ý khi đo chiều cao cân nặng của trẻ (Nguồn ảnh: Internet)

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ chuẩn WHO từ 0-10 tuổi

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam theo chuẩn WHO dưới đây sẽ giúp các cha mẹ dễ dàng theo dõi được sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn từ sơ sinh 0 tuổi đến 10 tuổi ở cả bé trai và bé gái.

Bảng chiều cao cân nặng của bé trai và bé gái từ 0-10 tuổi theo chuẩn WHO

Chỉ số tăng trưởng chiều cao cân nặng của trẻ

Bên cạnh việc theo dõi bảng chiều cao cân nặng của trẻ, mẹ nên nắm được tiến trình tăng trưởng chiều cao cân nặng của con. Điều này sẽ giúp mẹ hiểu được vì sao có những giai đoạn bé tăng cân rất nhanh, có giai đoạn lại tăng chậm hoặc thậm chí sụt cân.

  • Trẻ vừa sinh: trung bình dài 50cm và nặng 3,3kg.
  • Chào đời – 4 ngày tuổi: Cân nặng của bé giảm xuống khoảng 5 – 10% so với lúc mới sinh. Nguyên nhân là do bé bị mất nước và mất dịch khi đi tiểu và đi ngoài. Cân nặng của bé sẽ trở về bằng lúc mới sinh khi được 2 tuần tuổi.
  • 5 ngày – 3 tháng tuổi: trung bình mỗi ngày bé tăng từ 15 – 28g.
  • 3 – 6 tháng tuổi: Cứ 2 tuần, bé sẽ tăng lên khoảng 225g. Khi được 6 tháng, cân nặng của bé sẽ gấp đôi lúc vừa lọt lòng.
  • 7 – 12 tháng: Cân nặng của bé sẽ tăng trung bình 500g/tháng. Với những bé bú mẹ, cân nặng sẽ tăng ít hơn so với mốc này. Đây là giai đoạn bé tiêu tốn rất nhiều calorie vì con đã vận động nhiều. Bé đã học bò, trườn, thậm chí là tập đi. Trước khi tròn 1 tuổi, chiều cao trung bình của bé sẽ đạt khoảng 72 – 76cm và nặng gấp 3 lần lúc mới chào đời.
  • 1 – 2 tuổi: Giai đoạn này, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sẽ chậm lại. Trung bình mỗi tháng, bé có thể tăng khoảng 225g và cao lên khoảng 1,2cm.
  • 2 – 3 tuổi: Trẻ sẽ cao lên khoảng 10cm và tăng 2,5kg so với lúc 1 tuổi. Lúc này, các bác sĩ nhi đã có thể đưa ra những dự đoán chính xác hơn về chiều cao cân nặng của bé khi trưởng thành.
  • 3 – 4 tuổi: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, giai đoạn này, lượng mỡ trên cơ thể trẻ giảm đi nhiều, trông bé sẽ cao hơn rất nhiều.
  • 5 tuổi trở lên: Từ độ tuổi này cho tới khi dậy thì, chiều cao của bé sẽ phát triển rất nhanh.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ

Rất nhiều người lầm tưởng rằng, chiều cao của trẻ chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố di truyền. Tức là, nếu cha mẹ lùn thì con không thể cao hơn được. Thực tế, đây là một quan niệm sai lầm. Theo các chuyên gia, gen di truyền chỉ ảnh hưởng khoảng 20% đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Ngoài yếu tố di truyền, có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ như chế độ dinh dưỡng, chế độ vận động, luyện tập, môi trường sống,…

Theo phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm lớn ở trẻ:

  • Khẩu phần ăn mất cân bằng: thiếu hoặc thừa một trong các nhóm chất đường bột, chất đạm, chất béo, chất xơ.
  • Trẻ ăn uống thất thường: biếng ăn, ăn ít, ăn không đúng giờ, chủ yếu ăn vặt.
  • Thực đơn nghèo nàn, thiếu dinh dưỡng.
  • Trẻ bị giun, sán, mắc các bệnh nhiễm khuẩn, hô hấp, tiêu chảy…

Bí quyết giúp trẻ tăng trưởng chiều cao cân nặng tốt

  • Với trẻ đang bú: mẹ cho bé bú đủ cữ, tăng cường dinh dưỡng cho mẹ để sữa về chất lượng hơn.
  • Với trẻ ăn dặm: mẹ cần nên đa dạng thực phẩm, cách chế biến, trang trí món ăn để hấp dẫn kích thích cho trẻ. Không cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn. Các bữa ăn nên cách nhau ít nhất 2 giờ. Với trẻ lớn hơn, mẹ nên cho trẻ tham gia nấu ăn để tạo niềm hứng khởi cho trẻ.
  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần cho trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên.
  • Khuyến khích trẻ vận động: Khuyến khích trẻ vui chơi, vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày. Vận động sẽ giúp bé tăng cường trao đổi chất, tăng cảm giác đói và thèm ăn.

Khuyến khích trẻ vận động giúp tăng trưởng chiều cao tốt (Nguồn ảnh: Internet)

  • Cho bé ngủ đúng và đủ giấc: Tạo cho bé thói quen ngủ tốt như đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, không bỏ qua ngủ trưa. Bé ngủ đủ giấc sẽ giảm tình trạng mệt mỏi, cải thiện hệ tiêu hóa và ăn ngon miệng hơn.
  • Kích thích cảm giác thèm ăn tự nhiên cho trẻ: Với những trẻ biếng ăn, ăn ít, mẹ cần kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Bé ăn ngon miệng sẽ ăn được nhiều hơn và tăng trưởng đều đặn. Mẹ có thể bổ sung các vi chất có khả năng tạo cảm giác ngon miệng như kẽm, lysine, sắt, vitamin nhóm B… cho con thông qua thực phẩm. Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên sử dụng siro ăn ngon có chứa có các vi chất cải thiện biếng ăn cho trẻ như Obaby

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here